(Baothanhhoa.vn) - Nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó chủ lực là các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tỉnh đang đóng vai trò quan trọng đối với quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các địa phương.

Khẳng định vai trò chủ đạo trong đầu tư tín dụng nông nghiệp, nông thôn

Nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó chủ lực là các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tỉnh đang đóng vai trò quan trọng đối với quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các địa phương.

Khẳng định vai trò chủ đạo trong đầu tư tín dụng nông nghiệp, nông thônCán bộ Agribank Lang Chánh kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay tại xã Giao An.

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”, các TCTD trên địa bàn tỉnh đã xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng phải ưu tiên hàng đầu. Theo đó, bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các ngân hàng, TCTD chủ động cân đối nguồn vốn, xây dựng kế hoạch huy động vốn, đầu tư cho vay chương trình xây dựng NTM. Trong đó, tập trung đầu tư cho vay phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Mạng lưới hoạt động được mở rộng đến các huyện, xã; từng bước cải cách, tiết giảm thủ tục vay vốn cho phù hợp đặc thù sản xuất nông nghiệp và trình độ của người dân khu vực nông thôn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn.

Với phương thức hoạt động như hiện nay, các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh đã tạo động lực lớn cho người dân nông thôn mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra những mô hình sản xuất nông nghiệp bài bản, quy mô, dần hạn chế cách làm manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Các ngân hàng tập trung đầu tư cho vay vào các nhóm khách hàng ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, ưu tiên nguồn vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM, nhất là các chương trình tín dụng với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Agribank đã áp dụng các gói sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại, các gói cho vay ưu đãi lãi suất và phí; điều chỉnh, cập nhật, bổ sung kịp thời thông tin khách hàng để phục vụ hiệu quả công tác thẩm định cho vay và phát triển sản phẩm dịch vụ. Các chi nhánh Agribank đã khẳng định vai trò chủ đạo trong việc đầu tư tín dụng nông nghiệp nông thôn và xây dựng NTM trong suốt thời gian qua, từ đó góp phần tích cực trong kết quả chung về xây dựng NTM của tỉnh. Tính đến cuối tháng 2-2023, dư nợ cho vay xây dựng NTM các chi nhánh đạt hơn 16 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 75% tổng dư nợ, nguồn vốn tập trung cho vay chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xây dựng nhà ở...

Thông qua việc dành nguồn vốn lớn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, trong đó đầu tư tín dụng xây dựng NTM chiếm tỷ trọng lớn trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào thực hiện các chương trình giảm nghèo của tỉnh. Từ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc... Đến nay, toàn tỉnh có 12 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 349 xã, 700 thôn/bản miền núi đạt chuẩn NTM; 65 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 10 xã và 309 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Trong thành công chung đó có sự đóng góp quan trọng của ngành ngân hàng, trong đó chủ lực là các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã trở thành nguồn lực quan trọng của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; tạo điều kiện khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương; các tổ chức và cá nhân tại khu vực nông thôn để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Thời gian tới, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và xây dựng NTM, các TCTD tiếp tục chú trọng công tác huy động vốn, cân đối nguồn vốn tại chỗ, nguồn vốn trung, dài hạn, bảo đảm công tác thanh khoản; thực hiện tăng trưởng tín dụng phù hợp gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng; điều chỉnh cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên và các chương trình trọng điểm của tỉnh. Cải tiến quy trình hoạt động, mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng các dịch vụ, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đổi mới quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản hóa, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhất là đối với hộ nông dân, doanh nghiệp sản xuất ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Bài và ảnh: Lương Khánh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]