(Baothanhhoa.vn) - Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây diễn ra khá sôi động, hạ tầng thương mại đang từng bước được xây dựng và phát triển theo hướng hiện đại với sự tham gia của các thành phần kinh tế, không chỉ cung cấp lượng lớn sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu dùng mà còn thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động, từ đó đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước và giá trị tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

Đa dạng các hoạt động thương mại - dịch vụ

Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây diễn ra khá sôi động, hạ tầng thương mại đang từng bước được xây dựng và phát triển theo hướng hiện đại với sự tham gia của các thành phần kinh tế, không chỉ cung cấp lượng lớn sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu dùng mà còn thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động, từ đó đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước và giá trị tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

Đa dạng các hoạt động thương mại - dịch vụNgười tiêu dùng lựa chọn hàng hóa tại cửa hàng Trạm ăn vặt (TP Thanh Hóa).

Nếu như trước đây hoạt động lưu chuyển hàng hóa và bán lẻ tập trung chủ yếu ở chợ truyền thống thì nay hình thức bán lẻ hàng hóa ngày càng đa dạng với sự xuất hiện của các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi... Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 trung tâm thương mại lớn là Vincom Thanh Hóa, BigC Thanh Hóa; 28 siêu thị, 388 chợ và nhiều cửa hàng tiện lợi, tiện ích xuất hiện ở cả thành thị và nông thôn. Chỉ tính riêng 388 chợ đã thu hút khoảng 13.675 hộ kinh doanh thường xuyên, gần 16.000 hộ kinh doanh không thường xuyên. Để thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, UBND tỉnh đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cùng đầu tư vào hạ tầng thương mại. Đồng thời quan tâm đầu tư đặc biệt là hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại với nhiều dự án lớn đang hoàn thiện thủ tục đầu tư và đã đi vào hoạt động như: Hệ thống siêu thị The City và các khu thương mại dịch vụ tổng hợp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tạo nên chuỗi cung ứng, cung cấp hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng. Bước đầu đã góp phần gắn kết thị trường trong nước, hàng hóa xuất, nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân, không xảy ra hiện tượng khan hàng, sốt giá, giảm bớt các khâu trung gian và kiểm soát được xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ghi nhận tại TP Thanh Hóa, khoảng 5 năm trở lại đây, các loại hình thương mại dịch vụ phát triển nhanh chóng. Cùng với các chợ truyền thống, các hàng quán, cửa hàng, cửa hiệu mọc lên đông đúc, hệ thống cửa hàng tự chọn... trên địa bàn đang tăng nhanh về số lượng, quy mô hoạt động. Nhờ đó, hộ kinh doanh cũng dễ dàng trao đổi hàng hóa, người dân cũng có nhiều sự lựa chọn hàng hóa hơn, đồng thời thói quen tiêu dùng của người dân cũng từng bước được thay đổi... Trước kia, đối với các bạn trẻ “nghiện” đồ ăn Trung Hoa thì việc tìm được quán ăn lẫn cửa hàng bán đồ Trung Hoa vô cùng khó. Nhưng hiện nay, đã có rất nhiều mô hình kinh doanh thực phẩm Trung Hoa, điển hình như cửa hàng “Trạm ăn vặt” tại đường Lê Quý Đôn (TP Thanh Hóa) với đa dạng các món Hoa của anh Hoàng Văn Chiến. Anh cho biết: Nhờ sống ở Trung Quốc 10 năm khiến tôi có nhiều kinh nghiệm lẫn trải nghiệm về đồ ăn của người Hoa. Với mong muốn đưa những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý đến tay người tiêu dùng, tôi thường xuyên nghiên cứu, khảo sát thị trường và nhu cầu mua sắm của người dân để cung cấp các mặt hàng phù hợp, trong đó chú trọng vào các mặt hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm, đồ uống. Để kích cầu tiêu dùng, cửa hàng thường xuyên phối hợp với các nhãn hàng, nhà cung cấp triển khai các chương trình khuyến mại, ưu đãi khi mua hàng.

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giá cả các sản phẩm hàng hóa, Sở Công Thương đã bám sát sự chỉ đạo của tỉnh, tăng cường công tác quản lý, cấp phép, kiểm tra các hoạt động kinh doanh có điều kiện, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát bình ổn thị trường, ngăn chặn kịp thời các hành vi tăng giá bất hợp lý, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại. Bên cạnh đó, công tác phát triển thương mại điện tử, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được đẩy mạnh, góp phần đưa các hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh ngày càng ổn định và phát triển. Sở Công Thương còn phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh xây dựng các mô hình chợ thí điểm vệ sinh an toàn thực phẩm, các điểm bán hàng Việt cố định nhằm đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tổ chức các hội chợ thương mại, các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn... phục vụ nhu cầu mua sắm của Nhân dân, thúc đẩy liên kết, tiêu thụ sản phẩm giữa nhà sản xuất với nhà phân phối. Nhờ đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thương mại trong tỉnh đã tăng từ 126.573 tỷ đồng (năm 2021) lên gần 172.210 tỷ đồng (năm 2022), dự kiến năm 2023 sẽ đạt trên 175.000 tỷ đồng, tăng 1,6% so với năm 2022.

Để đưa hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng đa dạng và phát triển, trở thành một trong những trụ cột chính của nền kinh tế, UBND tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển các loại hình thương mại - dịch vụ hiện có, đồng thời thu hút các nhà đầu tư xây dựng siêu thị, chợ đầu mối theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và tỉnh. Trong giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức lưu chuyển bán lẻ đạt 19,1%/năm và đến năm 2025 đạt khoảng 420.000 tỷ đồng.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]