(Baothanhhoa.vn) - Nhằm góp phần vun đắp tình hữu nghị giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn (nước CHDCND Lào), ngành nông nghiệp và các huyện biên giới đã tích cực công tác đối ngoại, hợp tác hữu nghị, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với các địa phương của tỉnh Hủa Phăn.

Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với tỉnh Hủa Phăn

Nhằm góp phần vun đắp tình hữu nghị giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn (nước CHDCND Lào), ngành nông nghiệp và các huyện biên giới đã tích cực công tác đối ngoại, hợp tác hữu nghị, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với các địa phương của tỉnh Hủa Phăn.

Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với tỉnh Hủa PhănĐoàn công tác của huyện Quan Sơn thăm mô hình sản xuất lúa nước mùa khô tại huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn.

Thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác, huyện Quan Sơn đã triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp giúp Nhân dân huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Năm 2023, huyện Quan Sơn đã hỗ trợ thực hiện mô hình sản xuất lúa nước mùa khô tại huyện Viêng Xay. Để mô hình đạt hiệu quả cao, huyện Quan Sơn đã phối hợp với huyện Viêng Xay thực hiện khảo sát thực tế tại 16 bản đề xuất thực hiện trồng lúa nước mùa khô với diện tích khảo sát trên 100ha. Qua khảo sát, huyện Quan Sơn đã đánh giá và lựa chọn được 60ha tại 12 bản đủ điều kiện, phù hợp để thực hiện, người dân có khả năng, nguyện vọng tham gia mô hình. Trên cơ sở đó, huyện Quan Sơn đã hỗ trợ huyện Viêng Xay 3,6 tấn lúa giống (chủ yếu là các giống lúa nếp N97, lúa Nhật J02, lúa tẻ QR15); 24 tấn phân hữu cơ vi sinh; 5 tấn vôi bột; 8 tấn phân lân; 750kg nilon trắng để che phủ mạ; 5.400 gói thuốc trừ cỏ, thuốc diệt ốc bươu vàng; hơn 2.000 gói thuốc bảo vệ thực vật khác cho 255 hộ dân tại 12 bản tham gia mô hình trồng lúa nước mùa khô.

Bên cạnh đó, huyện Quan Sơn đã thành lập tổ chuyên gia, tổ chức 80 lượt cán bộ kỹ thuật sang hỗ trợ, hướng dẫn người dân về kỹ thuật ngâm, ủ mạ, cấy và chăm sóc cây lúa. Ngoài ra, huyện Quan Sơn thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin và hỗ trợ kỹ thuật thông qua các ứng dụng mạng trực tuyến để vừa kịp thời nắm bắt tình hình phát triển của cây lúa và diễn biến tình hình sâu bệnh, để kịp thời phát hiện sớm, có biện pháp xử lý, khắc phục. Theo ông Nguyễn Văn Sinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Sơn, mặc dù là lần đầu tiên triển khai thực hiện mô hình trồng lúa nước mùa khô bên nước bạn Lào với quy mô thực hiện lớn, tại nhiều bản phân bố đều ở các vùng sản xuất của huyện Viêng Xay, số lượng hộ nông dân tham gia đông. Trong khi người dân ở đây lại chưa hề có kiến thức, kinh nghiệm cho sản xuất lúa mùa khô và gặp nhiều bất lợi về thời tiết và các quy định về qua lại giữa hai nước... Nhưng với sự cố gắng của huyện Quan Sơn, mô hình đã được triển khai thực hiện thành công, đạt hiệu quả cao cả về diện tích. Qua đánh giá, năng suất mô hình trồng lúa nước mùa khô tại huyện Viêng Xay đạt từ 5,22 đến 5,58 tấn/ha, trung bình toàn huyện đạt 5,4 tấn/ha tương đương với năng suất trung bình toàn huyện vụ chiêm xuân năm 2023 của huyện Quan Sơn; được chính quyền và người dân huyện Viêng Xay ghi nhận và đánh giá rất cao.

Ngoài mô hình trồng lúa nước mùa khô, huyện Quan Sơn còn hỗ trợ huyện Viêng Xay xây dựng mô hình vườn cam với quy mô 1ha, trị giá hơn 400 triệu đồng; hỗ trợ nhân lực và thuốc phòng, chống dịch châu chấu hại tre luồng... Các cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo và bà con bản Na Mèo đã hỗ trợ Nhân dân bản Lơi, huyện Viêng Xay nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao nhằm giúp bà con nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giảm nhanh tỷ lệ hộ đói nghèo. Ngoài ra, hai huyện thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin qua điện thoại về công tác phối hợp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng vùng biên giới, qua đó góp phần đảm bảo an ninh rừng trên tuyến biên giới.

Những năm qua, trên cơ sở kế hoạch hoạt động đối ngoại của tỉnh Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức ký kết chương trình phối hợp với Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Hủa Phăn về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phát triển rừng vùng biên giới hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn. Trên cơ sở đó, các hạt kiểm lâm trên địa bàn 5 huyện biên giới của tỉnh triển khai phối hợp thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phát triển rừng với các huyện Xốp Bâu, Viêng Xay và Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn. Tại các huyện biên giới của tỉnh sẵn sàng huy động ở cấp huyện và cấp xã hơn 14.500 người, 102 xe ô tô, xe máy 2.646 chiếc và trên 12.290 máy móc, thiết bị, dụng cụ thô sơ chữa cháy rừng khác tham gia chữa cháy rừng và hỗ trợ phía tỉnh Hủa Phăn khi có yêu cầu. Ngoài ra, ngành nông nghiệp đã thực hiện hỗ trợ, phối hợp với tỉnh Hủa Phăn xây dựng đề án quy hoạch lĩnh vực nông lâm nghiệp trong đó có vùng chăn nuôi đại gia súc tại các huyện miền núi có điều kiện thuận lợi về địa hình, thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng; lai tạo, du nhập các giống trâu, bò có năng suất và sản lượng cao để cải tạo giống vật nuôi bản địa nhằm mục đích cải tạo đàn giống nâng cao tầm vóc và chất lượng sản phẩm. Kết hợp với việc quy hoạch vùng cây thức ăn chăn nuôi gắn với phát triển các trang trại chăn nuôi đảm bảo nguồn cung tại chỗ, tiết kiệm chi phí trong khâu đầu vào sản phẩm...

Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng kế hoạch tổ chức nghiên cứu, khảo sát các vùng trồng tập trung, cơ sở chế biến, đóng gói sản phẩm nông nghiệp (lúa, sắn, ngô...) tại tỉnh Hủa Phăn. Sắp tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đoàn công tác sang tỉnh Hủa Phăn để triển khai thực hiện các kế hoạch hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo chương trình thỏa thuận hợp tác giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]