Hội nghị COP29: EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane
Kế hoạch này tập trung vào việc cải thiện hệ thống giám sát, báo cáo và xác minh để giảm thiểu lượng khí methane thoát ra từ quá trình sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Phiên khai mạc Hội nghị COP29 ở in Baku, Azerbaijan ngày 11/11/2024. (Nguồn: REUTERS/TTXVN)
Trong bối cảnh vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng trở nên cấp bách, Liên minh châu Âu (EU) đã chủ động thực hiện một bước đi quan trọng nhằm giảm thiểu lượng khí methane thải ra môi trường.
Tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) diễn ra tại Baku, Azerbaijain, EU đã chính thức ra mắt Kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane.
Kế hoạch này nhằm tăng cường hợp tác giữa các quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch, tập trung vào việc cải thiện hệ thống giám sát, báo cáo và xác minh để giảm thiểu lượng khí methane thoát ra từ quá trình sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Đây được xem là một trong những giải pháp hiệu quả và nhanh chóng để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Ủy viên châu Âu về hành động khí hậu, ông Wopke Hoekstra, nhấn mạnh giảm phát thải methane từ ngành năng lượng không chỉ là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế. Việc cắt giảm khí methane giúp tăng cường an ninh năng lượng, đồng thời góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Ông cho biết, Kế hoạch hợp tác mới này sẽ mở ra một chương mới trong việc hợp tác quốc tế, đặc biệt là giữa các quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu năng lượng. Theo ông Hoekstra, để giải quyết hiệu quả vấn đề phát thải methane, “tất cả các quốc gia cần cùng nhau hợp tác trên toàn cầu”.
Kế hoạch Hợp tác được xây dựng dựa trên nền tảng của Cam kết toàn cầu về methane, một sáng kiến do EU và Mỹ khởi xướng, đã nhận được sự tham gia của hơn 150 quốc gia. Theo cam kết này, các quốc gia thành viên đặt mục tiêu giảm ít nhất 30% lượng phát thải methane toàn cầu vào năm 2030 so với mức năm 2020.
Kế hoạch mới của EU đưa ra các hành động cụ thể như xây dựng hệ thống giám sát, báo cáo và xác minh chặt chẽ, cũng như đầu tư vào các dự án giảm phát thải từ các cơ sở hiện có. Điều này sẽ giúp các quốc gia thành viên có thể theo dõi chặt chẽ lượng khí methane thải ra, đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu và đưa ra những điều chỉnh cần thiết.
Việc ra mắt Kế hoạch Hợp tác tại COP29 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Các ví dụ cụ thể về việc thực hiện kế hoạch này sẽ được giới thiệu tại COP30 diễn ra tại Brazil.
Với sự tham gia của các quốc gia, tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp, hy vọng rằng Kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane sẽ góp phần quan trọng vào việc đạt được các mục tiêu khí hậu toàn cầu, bảo vệ môi trường và đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-24 11:40:00
“Lằn ranh đỏ” mong manh
-
2024-11-24 10:09:00
Tên lửa siêu thanh Oreshnik mà Nga bắn vào Ukraine mạnh cỡ nào?
-
2024-11-14 07:42:00
Tại sao cách tiếp cận của Trump đối với Ukraine lại khác biệt?
Kế hoạch hòa bình ở Ukraine của Donald Trump liệu có thành công?
Tương lai cuộc xung đột Nga - Ukraine dưới thời Tổng thống Donald Trump?
Liệu bộ trưởng quốc phòng mới có cứu được Israel?
Trump đã trở lại, và lần này thì khác
Cuộc chiến giữa Israel và Hamas sẽ ra sao khi Donald Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ?
Doanh nghiệp châu Á trăn trở trước ngưỡng cửa nhiệm kỳ mới của ông Donald Trump
Liệu Trump có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine “trong 24 giờ” không?
Ukraine buộc phải đối mặt với thực tế tàn khốc sau chiến thắng của Trump
Cử tri Mỹ chấp nhận rủi ro?