(Baothanhhoa.vn) - Từ nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhiều hộ đã đầu tư phát triển kinh doanh, ngành nghề, dịch vụ, trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản. Do có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của ngân hàng cùng các cấp hội nông dân (HND), vốn vay đã được hội viên sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.

Hiệu quả nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn

Từ nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhiều hộ đã đầu tư phát triển kinh doanh, ngành nghề, dịch vụ, trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản. Do có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của ngân hàng cùng các cấp hội nông dân (HND), vốn vay đã được hội viên sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.

Hiệu quả nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thônHND tỉnh thăm vùng nguyên liệu của HTX dịch vụ sản xuất miến dong Vạn Hợp tại thôn Vạn Thành, xã Thăng Long (Nông Cống).

Bà Lê Thị Huệ, chủ cơ sở sản xuất bánh đa nem ở xã Tân Châu (Thiệu Hóa) cho biết: "Những năm trước đây, gia đình tráng bánh thủ công nên năng suất không cao. Được HND hỗ trợ cho vay vốn từ ngân hàng, tôi có điều kiện đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất, từng bước nâng cao số lượng, chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Hiện nay, năng suất đã tăng gấp 3 lần so với cách làm thủ công trước đây, doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng".

Gia đình ông Lê Anh Tuấn ở thôn Giữa, xã Phú Lộc (Hậu Lộc) trước đây gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Năm 2013, gia đình ông mạnh dạn vay hơn 300 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Hậu Lộc để phát triển kinh tế trang trại. Hơn 200 gốc thanh long và ao cá ban đầu đã cho thu nhập mỗi năm gần 400 triệu đồng. Năm 2015, gia đình ông phát triển thêm vườn cây ăn quả và trở thành một trong những hộ có quy mô trang trại lớn của xã với doanh thu trên 600 triệu đồng/năm. Ông Tuấn còn đảm nhận nhiệm vụ tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn ngân hàng của thôn, giúp nhiều thành viên trong thôn tiếp cận nguồn vốn, phát triển các mô hình kinh tế trang trại.

Để đạt mục tiêu năm 2024 mức dư nợ tăng trưởng trên 7%, tỷ lệ nợ xấu dưới 0,2% và số tổ vay vốn xếp loại A đạt 98% trở lên, HND tỉnh đang tăng cường đấu mối, phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên nông dân được tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo tại địa phương, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ vay vốn, đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật; chú trọng nhân rộng các mô hình, điển hình, những cách làm hay để sử dụng vốn vay hiệu quả. Đến hết tháng 7/2024, tổng dư nợ cho vay theo thỏa thuận liên ngành với HND tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt trên 11.510 tỷ đồng, cho hơn 86.900 lượt hội viên ở 2.939 tổ vay vốn được vay.

Hiện nay, HND tỉnh đã phối hợp triển khai có hiệu quả 40 chương trình phối hợp đã ký với các sở, ngành, doanh nghiệp, đơn vị liên quan để huy động sức mạnh tổng hợp toàn xã hội, tạo nguồn lực hỗ trợ nông dân, từ đó tạo cầu nối đưa doanh nghiệp đến với nông dân, khu vực nông thôn.

Để tạo thêm nguồn vốn cho nông dân, các cấp HND tỉnh đang tín chấp và ủy thác với các ngân hàng với tổng dư nợ trên 16.000 tỷ đồng cho 88.349 thành viên vay. Xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân toàn tỉnh với tổng dư nợ đạt 38,953 tỷ đồng của 78 dự án cho 649 hộ vay; các dự án đã và đang thực hiện xây dựng hàng trăm mô hình về trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ ngành nghề mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Bài và ảnh: Hoàng Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]