Hai bức thư đoạt giải Nhất tại cuộc thi “Chúng em viết về gia đình”
Các bài dự thi là những câu chuyện thật của chính mình, của gia đình mình, mang đến nhiều cảm xúc và chạm đến trái tim người đọc.
Sáng 8/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Chúng em viết về gia đình” cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024.
Tại lễ tổng kết, Ban tổ chức đã trao 3 giải nhất, 6 giải nhì, 12 giải ba, 44 giải khuyến khích và 6 giải phụ cho các bài dự thi xuất sắc.
Dưới đây là 2 bài thi đoạt giải Nhất:
Con thật may mắn khi được là con của bố Hoàng, mẹ Tuyết Em Phạm Hoàng Khánh Ngọc, học sinh lớp 4A3, trường Tiểu học Ngọc Khê (Ngọc Lặc), học sinh đoạt giải Nhất cấp Tiểu học tại cuộc thi “Chúng em viết về gia đình” cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024, chụp ảnh cùng mẹ. Con thật may mắn khi được là con của bố Hoàng, mẹ Tuyết. Bố mẹ đã cho con một gia đình tuyệt vời bởi tình yêu thương vô hạn. Gia đình con luôn ngập tràn tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc. Cho dù cuộc sống còn nhiều lo toan, bố tất bật với cơm áo gạo tiền, mẹ bận rộn với công việc trường lớp, các hội thi và các hoạt động vã hội. Vậy nhưng, khi đã về đến nhà là bố mẹ luôn gác lại những lo toan ấy ngoài cánh cửa để dành tất cả thời gian cho con, cùng học, cùng chơi, làm bạn cùng con và cùng chăm sóc ông bà nội, ngoại chu đáo. Con - đứa con duy nhất của bố mẹ sau 8 năm về chung một mái nhà. Và vì thế con tự thấy mình vô cùng quan trọng. Chỉ cần con húng hắng ho là mẹ đã lo đứng, lo ngồi. Chỉ cần con xị mặt ra thì ngay lập tức bố đã dỗ dành, kiên nhẫn lắng nghe con nói đủ thứ chuyện trên đời rồi ân cần khuyên bảo. Con thấy mình đã nhận được thật nhiều tình yêu thương từ bố mẹ. ... Một tập giấy tờ đựng trong túi bóng trắng mẹ để quên trên bàn. Con cầm lên định sẽ cất vào ngăn tủ cho mẹ, nốt khoá chưa bấm, tập giấy nơi ra, con lúi húi nhặt lên, bàn tay con chạm vào dòng chữ: “GIẤY NHẬN CON NUÔI” Họ và tên... Ngày tháng năm sinh... Ôi: đúng là con rồi! Con mà là con nuôi ư? Không! Con không tin! Con là ai, ai là người đã sinh ra con? Tại sao người đó lại không cần con??? Mẹ vội và trở về để cất tập giấy bỏ quên. Đôi chân khựng lại khi nhìn thấy trên tay con là tờ giấy ấy. Mẹ ôm chầm lấy con, trái tim mẹ ấm nóng hơn bao giờ hết. Mẹ nói trong nghẹn ngào: “Mẹ xin lỗi con yêu”. Bố đứng đó từ khi nào, sau phút bối rối, bố dang cánh tay rộng lớn, vững chãi ôm cả hai mẹ con vào lòng như muốn nói: “Bố sẽ luôn che chở cho hai mẹ con suốt cả cuộc đời này”. Thì ra, vào một sáng mùa đông lạnh cóng cách đây 9 năm về trước, có một đứa bé đỏ hơn được sinh ra. Vì một lý do nào đó người mẹ ấy đã không cần đến con. Ngay giờ khắc ấy, có một nàng tiên thơm ngát, dịu dàng ôm lấy đứa trẻ ấy vào lòng, sưởi ấm con bằng tình mẫu tử thiêng liêng vô giá - nàng tiên ấy chính là mẹ Tuyết xinh đẹp của con. Người đàn ông hiền lành có nụ cười ấm áp ôm con vào lòng chính là bố Hoàng yêu quý của con. Thật không thể tưởng tượng nổi giữa mùa đông buốt giá nơi miền rừng núi ấy, nếu con không gặp được bố mẹ thì cuộc đời con sẽ ra sao? Liệu có con của ngày hôm nay không? Lần đầu tiên trong đời con thấy tủi hờn, giận giữ. Con giận cái người sinh ra con rồi lại không cần con. Con hoang mang, sợ hãi nước mắt con giàn giụa, những giọt nước mắt tủi hờn đầu tiên trong đời mặn chát trên môi con. Tâm trí con bỗng trở về hiện tại khi nhìn thấy đôi mắt đỏ hoe của bố mẹ. Ai là người sinh ra con và vì sao lại không cần con, vì sao lại bỏ rơi con không còn quan trọng nữa. Bố Hoàng mẹ Tuyết mới là tất cả, mới là gia đình của con... Bố ân cần dạy con học đàn. Mẹ tỉ mẩn dạy con học vẽ, làm toán, viết văn và luyện chữ đẹp. Bố kiên nhẫn mang con đến bể bơi, mẹ kiên trì đưa con đi học võ. Con hiểu vì sao mẹ muốn con dành thời gian đọc sách mỗi ngày và ghi những điều biết ơn vào trang nhật ký trước giờ đi ngủ. Con cảm ơn những thói quen tốt mà bố mẹ đã hình thành trong con như là môt nguyên tắc sống để đến hôm nay con có thể tự tin nói với chính mình: Con là đứa trẻ ngoan và hiểu chuyện". Con tự hứa với bản thân sẽ luôn nỗ lực phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan sác Hồ để bố mẹ luôn tự hào về con". — Khát vọng tiếp nối truyền thống gia đình Em Lò Hải Đăng, học sinh lớp 8B, Trường PT DTNT THCS Bá Thước (Bá Thước), học sinh đoạt giải Nhất cấp THCS tại cuộc thi “Chúng em viết về gia đình” cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024, chụp ảnh cùng bố mẹ. Ông bà nội em sinh được bốn người con, ba trai một gái. Bố em là Lò Văn Hưng (sinh năm 1976), là con trưởng của gia đình đã nối gót con đường binh nghiệp của ông làm lính Biên phòng. Công tác tại Tiểu đoàn Huấn luyện Cơ động, Bộ Đội Biên Phòng Thanh Hóa. Chú út của em là Lò Văn Hậu (sinh năm 1988) cũng là bộ đội Biên phòng rồi là học viên Học viện Biên Phòng. Hiện nay đang công tác tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo (Quan Sơn). Chú thứ hai của em là Lò Văn Huy (sinh năm 1980) tốt nghiệp Học viện An ninh. Hiện đang công tác tại phòng PA02, Công an tỉnh Thanh Hóa. Còn cô ruột của em là Giáo viên Trường Mầm non Cổ Lũng, huyện Bá Thước. Hiện tại, 8 người con trai, gái, dâu, rể của ông bà đều công tác trong quân đội, công an, kiểm lâm, giảng viên, bác sĩ và tất cả mọi người đều là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây chính là niềm tự hào lớn lao của ông bà nội em. Bố em là chiến sĩ bộ đội biên phòng kết mối lương duyên cùng mẹ em, một cô giáo vùng cao. Đó là mối tình đẹp như khúc hát “Hành khúc ngày và đêm”. Người lính với trách nhiệm bảo vệ biên cương, giữ gìn an ninh quốc gia và cô giáo vùng cao bám bản, bám trường gieo cái chữ lên non đã sánh duyên ấy. Nhưng đời sống người lính biên cương đâu được ở yên một chỗ. Bố em chuyển công tác từ đồn biên phòng này đến đồn biên phòng khác. Mẹ em chuyển về quê hương miền núi của chồng để ổn định “an cư lạc nghiệp”. Làm vợ người lính là một hành trình đầy thử thách và cảm xúc. Cũng như bà nội em, mẹ em phải đương đầu gánh vác trách nhiệm trọng trách gia đình dâu trưởng tề gia nội trợ, quán xuyến nhà cửa con cái và công việc trường lớp. Mẹ em dáng người nhỏ nhắn, xinh đẹp, đa tài, rất kiên cường. Mẹ là một cô giáo tài năng. Ngoài chuyên môn chính là dạy môn Văn Sử, bao năm qua mẹ là một cô Tổng phụ trách Liên đội nhà trường. Mẹ đi sớm về muộn tổ chức các hoạt động Đội cho học sinh ở trường. Bố công tác xa nhà quanh năm, hai chị em em từ nhỏ đã phải sống tự lập, tự ăn, tự chơi, tự học. Năm nay chị em thi Đại học, lại nối chí cha ông, nữ sinh quyết chí thi vào Trường Học viện An ninh nhân dân. Quyết định bước chân vào con đường binh nghiệp của người con gái ngoài sự táo bạo, bản lĩnh kiên cường đối mặt với những khó khăn thách thức trong công việc và còn ý chí vun đắp phần hồn của gia đình cách mạng. Năm nay em học lớp 8 ở trường chuyên biệt dành cho con em dân tộc thiểu số của huyện nhà. Cuộc sống của một học sinh Nội trú, sống tập thể kỉ luật y như cuộc sống của một người lính xa nhà. Mới hơn 10 tuổi những cô cậu học trò dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa đã phải tự lập, tự chăm sóc bản thân, học tập và rèn luyện. Em đã luôn cố gắng tích cực tham gia các phong trào thi đua, phấn đấu học tập tốt. Hai năm học ở trường Nội trú vừa qua, em đều đạt Danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. |
Được biết, Cuộc thi “Chúng em viết về gia đình” được phát động từ ngày 10/5/2024; sau gần 7 tháng triển khai, Ban tổ chức đã nhận được gần 700 bài dự thi của các em học sinh ở cả 3 cấp Tiểu học, THCS, THPT. Các bài dự thi được các em học sinh thực hiện với đa dạng các thể loại như, ghi chép, phóng sự, phỏng vấn, tản văn, nhật ký..., nội dung xoay quanh những câu chuyện về tình cảm gia đình, những kỷ niệm, lời tâm tình, tự sự của các em dành cho gia đình, người thân trong gia đình. Hầu hết các bài dự thi đều được các em viết bằng những câu chuyện thật của chính mình, của gia đình mình, mang đến nhiều cảm xúc và chạm đến trái tim người đọc.
Một số hình ảnh tại lễ tổng kết:
Đồng chí Phạm Nguyên Hồng, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban tổ chức Hội thi trao giấy khen cho các đơn vị có thành tích xuất sắc tham gia cuộc thi
Đồng chí Phạm Nguyên Hồng, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban tổ chức Hội thi trao giải Nhất cho các em học sinh có bài dự thi xuất sắc.
Đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc tỉnh trao giải Nhì cho các em học sinh.
Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo trao giải Ba cho các em học sinh.
Đại diện lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và Tỉnh đoàn trao giải Khuyến khích cho các em học sinh
Nguyễn Đạt
{name} - {time}
-
2025-01-10 17:27:00
Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 tại Hoằng Hóa
-
2025-01-10 16:56:00
Phiên chợ đặc biệt dành cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
-
2024-12-08 12:18:00
Thị xã Bỉm Sơn tập trung xây dựng tuyến đường nếp sống văn minh đô thị
Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 12 liệt sỹ Quân khu 7
Ấm lòng những “ngôi nhà 22”
Hạnh phúc “vầng trăng khuyết”
Đường về... lương tâm (Bài 2): Không phải là dấu chấm hết
Kênh giảm nghèo hiệu quả
Sắp xếp dân cư vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi
Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho giáo viên, học sinh các trường chuyên biệt khu vực phía Bắc
Một số thiếu sót trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công tại Bộ Y tế
Đường về... lương tâm (Bài 1): Nợ đời phải trả...