(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức luôn quan tâm và tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, đào tạo kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo (KNĐMST) cho sinh viên và coi đây là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong chương đào tạo của nhà trường nhằm hưởng ứng hiệu quả phong trào khởi nghiệp quốc gia.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trường Đại học Hồng Đức với hoạt động đào tạo sinh viên khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo

Trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức luôn quan tâm và tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, đào tạo kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo (KNĐMST) cho sinh viên và coi đây là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong chương đào tạo của nhà trường nhằm hưởng ứng hiệu quả phong trào khởi nghiệp quốc gia.

Trường Đại học Hồng Đức với hoạt động đào tạo sinh viên khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo

Hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức.

Để hoạt động đào tạo sinh viên KNĐMST đạt hiệu quả, Trường ĐH Hồng Đức luôn quan tâm mở rộng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động như Hội Doanh nhân trẻ Thanh Hóa, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, Công ty Viễn thông Thanh Hóa... Từ các hoạt động hợp tác này, nhà trường đã tranh thủ được sự tham gia của đơn vị, doanh nghiệp trong xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo, tham gia giảng dạy, nói chuyện, tổ chức hội thảo chuyên đề, khơi gợi niềm đam mê, bồi dưỡng kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên. Trong giai đoạn 2017-2020, thực hiện kế hoạch đào tạo khởi sự doanh nghiệp và bồi dưỡng doanh nhân của UBND tỉnh Thanh Hóa, mỗi năm nhà trường tổ chức đào tạo từ 3 đến 4 lớp cho 300 - 400 sinh viên đang học năm thứ 3, thứ 4. Thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST quốc gia đến năm 2025”, nhà trường cũng đào tạo 35 chuyên gia khởi nghiệp là cán bộ, giảng viên, trang bị kiến thức về KNĐMST cho hơn 600 lượt sinh viên của nhà trường.

Cùng với hoạt động trên, hằng năm, nhà trường tổ chức các cuộc thi, hội thi, như: Ý tưởng sáng tạo, Festival kinh tế, sinh viên khởi nghiệp... thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Riêng Cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp” mỗi năm có hàng trăm sinh viên tham gia với không ít ý tưởng khởi nghiệp được đánh giá cao. Trong năm học 2020-2021 vừa qua, cuộc thi này đã thu hút hơn 200 sinh viên tham gia với hơn 60 ý tưởng. Trong đó có nhiều ý tưởng được đánh giá cao, như: “Chế tạo máy lột vỏ trứng chim cút tự động” của sinh viên Lê Ngọc Bích, K22 ĐH Kỹ thuật điện, Khoa Kỹ thuật công nghệ; “Xây dựng mô hình sản xuất nông sản an toàn và liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng” của nhóm sinh viên Nguyễn Thành Luân, K20 ĐH Nông học, Khoa Nông, lâm, ngư nghiệp; “Nhận diện bệnh ngoài da trên cơ thể sử dụng trí tuệ nhân tạo” của nhóm sinh viên Nguyễn Hoàng Long, K21A ĐH Công nghệ thông tin, Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông... Theo đánh giá của lãnh đạo Trường ĐH Hồng Đức, thông qua các cuộc thi, hội thi, kiến thức, nghiệp vụ và ý thức nghề nghiệp của sinh viên được nâng lên rõ rệt. Riêng Cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp” đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên. Cuộc thi này cũng tạo cơ hội để sinh viên giao lưu với doanh nghiệp tiêu biểu, tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Nhằm khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo của tuổi trẻ, tạo tiền đề cho sinh viên khởi nghiệp trong tương lai, nhà trường đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) trong sinh viên ở tất cả các khoa, ngành. Nhiều đề tài của sinh viên tham gia NCKH ở cấp trường, cấp bộ. Đơn cử như năm học 2018-2019, có 104 đề tài NCKH sinh viên được thực hiện gồm 54 đề tài cấp khoa, 50 đề tài cấp trường, 3 đề tài cấp bộ; năm học 2019-2020 có 95 đề tài NCKH, gồm 63 đề tài cấp khoa, 32 đề tài cấp trường, 3 đề tài cấp bộ; năm học 2020-2021 thực hiện 91 đề tài NCKH... Nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiêu biểu như Đề tài “Sinh kế của hộ nông dân gắn với phát triển rừng bền vững tại xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”; “Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa”; “Xây dựng sản phẩm du lịch biển dựa vào nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn ở huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn), tỉnh Thanh Hóa”... Không dừng lại ở các hoạt động trên, để tạo nền tảng vững chắc cho sinh viên khởi nghiệp, Trường ĐH Hồng Đức còn chú trọng đổi mới chương trình đào tạo theo hướng phát huy năng lực người học, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Chương trình được đổi mới theo hướng giảm giờ học lý thuyết, tăng khối lượng thực hành, chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp, tạo điều kiện để sinh viên ra trường tự tin tiếp cận với công việc...

Trong chiến lược phát triển, Trường ĐH Hồng Đức xác định đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đa ngành, đa lĩnh vực, có chất lượng cao, có khả năng đổi mới sáng tạo, thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và đất nước. Vì vậy, trong giai đoạn tới, tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong dạy học và NCKH; không ngừng đẩy mạnh hoạt động đào tạo sinh viên KNĐMST, tạo cho sinh viên những cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất để có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, qua đó, khơi dậy khát vọng khởi nghiệp, cống hiến sau khi ra trường, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.

Bài và ảnh: P.S


Bài và ảnh: P.S

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]