(Baothanhhoa.vn) - Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, song toàn ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Như Xuân đã không ngừng nỗ lực, quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Như Xuân nâng cao chất lượng giáo dục vùng “6 Thanh”

Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, song toàn ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Như Xuân đã không ngừng nỗ lực, quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Như Xuân nâng cao chất lượng giáo dục vùng “6 Thanh”Trường THCS&THPT Như Xuân trao thưởng cho học sinh đạt thành tích trong học tập và rèn luyện.

Năm học 2021-2022 vừa qua, huyện Như Xuân duy trì 52 đơn vị, trường học với 798 lớp, tổng số học sinh là trên 18.740 em. Trong đó khu vực “6 Thanh” gồm các xã Thanh Xuân, Thanh Quân, Thanh Phong, Thanh Hòa, Thanh Lâm và xã Thanh Sơn có 17 trường, gồm 6 trường mầm non, 5 trường tiểu học, 4 trường THCS, 1 trường TH&THCS và 1 trường THCS&THPT. Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực của ngành giáo dục cũng như sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân, nhiều năm qua hoạt động giáo dục trong toàn huyện nói chung, vùng “6 Thanh” nói riêng đã có sự chuyển biến đáng kể. Cơ sở vật chất các trường học được quan tâm đầu tư, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Tất cả các lớp đều được trang bị đồ dùng dạy học phục vụ cho đổi mới phương pháp giảng dạy. Trong hai năm học gần đây, 6 xã nghèo nhất của huyện đã chung tay xây dựng được 4 trường chuẩn quốc gia, tăng số trường đạt chuẩn quốc gia của khu vực “6 Thanh” lên 6/17 trường. Qua đó góp phần nâng số trường đạt chuẩn quốc gia trong toàn huyện lên 34 đơn vị, đạt tỷ lệ 66,67%.

Đặc biệt, với phương châm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngành GD&ĐT Như Xuân đã chỉ đạo các trường thuộc vùng “6 Thanh” tổ chức tốt các chuyên đề, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém, nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chuyên môn... Ở bậc học mầm non và tiểu học, tăng cường chỉ đạo các nhà trường đổi mới phương pháp dạy học tích cực, đẩy mạnh hoạt động dạy tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số. Ở bậc học THCS, ngành chỉ đạo các nhà trường quan tâm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện chương trình lồng ghép trong các môn học theo quy định. Ngoài ra, ngành giáo dục huyện không ngừng phát động các phong trào thi đua như “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung; việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”... Các phong trào thi đua được lồng ghép với các cuộc vận động đã tạo sự chuyển biến tích cực trong việc dạy và học, nhiều giáo viên đã chủ động đổi mới phương pháp dạy học; tính sáng tạo của giáo viên và học sinh được phát huy hiệu quả.

Từ những giải pháp thiết thực cũng như sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, chất lượng giáo dục vùng “6 Thanh” được nâng lên đáng kể. Qua thống kê, hai năm học vừa qua, Trường THCS&THPT Như Xuân đều có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100%. Trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2022, toàn huyện có 10 lượt học sinh đạt điểm 10 các môn thi, trong đó Trường THCS&THPT Như Xuân có 4 học sinh. Cũng trong năm học 2021-2022, Trường THCS&THPT Như Xuân có 2 em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, tăng 1 em so với năm học trước; 36 em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện, tăng 5 em so với năm học trước... Đối với cấp tiểu học, kết quả phổ cập giáo dục đúng độ tuổi đạt 100%; huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Nếu so sánh với năm học 2010–2011 trở về trước thì tỷ lệ của những nội dung trên đã tăng từ 6 – 12%. Đặc biệt, 5 năm gần đây, mỗi năm vùng “6 Thanh” có hàng chục em đậu vào các trường đại học, cao đẳng...

Kết quả trên không chỉ khẳng định việc thực hiện có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động do ngành và địa phương phát động, mà còn là kết quả của sự quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề. Toàn ngành xác định, ở bất kỳ thời điểm nào đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục luôn là lực lượng then chốt quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, việc chăm lo, đầu tư cho phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục luôn được ngành giáo dục huyện Như Xuân quan tâm chú trọng, thông qua việc mở các lớp tập huấn chuyên đề, hội thi giáo viên giỏi... Việc đánh giá đúng chất lượng cán bộ, giáo viên phân loại cán bộ, giáo viên cũng được quan tâm, nhằm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bố trí một cách hợp lý, phù hợp năng lực chuyên môn và trình độ đào tạo.

Thầy giáo Đỗ Văn Chung, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Như Xuân cho biết, trong thời gian tới, Phòng GD&ĐT huyện tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý giáo dục; củng cố xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tăng cường ứng dụng CNTT, đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn ngành nói chung, vùng “6 Thanh” nói riêng. Đặc biệt, ngành sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất việc thực thi các cơ chế, chính sách đặc thù đối với giáo dục tại các xã đặc biệt khó khăn; đồng thời duy trì và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã, đang dành sự ưu tiên cho học sinh con em đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, qua đó tạo bước đột phá trong chất lượng giáo dục vùng “6 Thanh” nói riêng, trong toàn huyện nói chung, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ GD&ĐT trong giai đoạn mới.

Bài và ảnh: Phong Sắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]