(Baothanhhoa.vn) - Với sự đồng thuận, chung sức, đồng lòng của toàn đảng bộ, các cấp chính quyền, MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, TP Thanh Hóa đã hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) sớm trước 1 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra. Ghi nhận thành quả đó, ngày 15-10-2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1385/QĐ-TTg công nhận TP Thanh Hóa hoàn thành nhiệm vụ XDNTM mới năm 2019.

Tin liên quan

Đọc nhiều

TP Thanh Hóa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

TP Thanh Hóa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Mô hình trồng hoa trong nhà kính ở xã Hoằng Đại. Ảnh: Hòa Bình

Với sự đồng thuận, chung sức, đồng lòng của toàn đảng bộ, các cấp chính quyền, MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, TP Thanh Hóa đã hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) sớm trước 1 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra. Ghi nhận thành quả đó, ngày 15-10-2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1385/QĐ-TTg công nhận TP Thanh Hóa hoàn thành nhiệm vụ XDNTM mới năm 2019.

Phát huy bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa của vùng đất Hạc Thành và khắc sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu”, sau khi tiếp thu chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Thanh Hóa đã nỗ lực, phát huy tinh thần tự lực, tự cường với ý chí, quyết tâm cao, cùng cách làm sáng tạo để tạo nên thành quả trong XDNTM.

Năm 2012, thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP của Chính phủ, TP Thanh Hóa được mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập thêm 19 xã, thị trấn lân cận thuộc các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn và Quảng Xương. Việc tiếp nhận và triển khai nối tiếp Chương trình XDNTM đối với 17 xã (nay là 14 xã) mới sáp nhập phải thay đổi lại các quy hoạch phân khu để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị của thành phố hiện tại và trong tương lai. Tại thời điểm năm 2012, giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ và công nghiệp, nông nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của thành phố chiếm tỷ trọng thấp. Đời sống người dân các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Qua rà soát, bình quân tiêu chí các xã XDNTM lúc đầu mới chỉ đạt 6,87 tiêu chí/xã. Ngoài ra, nội lực kinh tế ở các địa phương còn yếu, việc thu hút đầu tư vào khu nông thôn tương đối khó khăn; công tác đào tạo và phát triển nghề nông thôn còn nhiều hạn chế, bất cập, hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn.

TP Thanh Hóa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Để lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và có hiệu quả mục tiêu chương trình đề ra, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình XDNTM, ban hành Chương trình hành động số 23-CTr/TU về thực hiện Quyết định số 287-QĐ/TU của Tỉnh ủy về “Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp và XDNTM giai đoạn 2016-2020”; xây dựng các đề án cụ thể cho từng lĩnh vực. Trong đó, phải kể đến các đề án: “Khôi phục và phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn TP Thanh Hóa giai đoạn 2013-2020”, “Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2023”; “Xã hội hóa xây dựng hệ thống đường giao thông, cây xanh lát vỉa hè, kênh mương, đường giao thông nội đồng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 – 2016”; “Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp TP Thanh Hóa giai đoạn 2013-2015 và những năm tiếp theo”... Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, các cấp ủy đảng, chính quyền thành phố luôn bám sát cơ sở; có sự phân công trách nhiệm cho tập thể và cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ sở một cách cụ thể, rõ ràng. Bằng nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo, từ thành phố đến cơ sở tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phát huy, đề cao vai trò, trách nhiệm các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên để cùng vào cuộc; thực hành tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”. Bên cạnh đó, hàng năm, HĐND thành phố đã cụ thể hóa các nghị quyết của Thành ủy để ban hành nhiều mức hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất, các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và XDNTM. Từ đó, tạo động lực, kích cầu các xã tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình XDNTM.

TP Thanh Hóa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Ban Chỉ đạo Chương trình XDNTM thành phố đã quán triệt quan điểm: “XDNTM là một chương trình lớn, cần nhiều vốn, phải đa dạng hóa nguồn lực mới có thể thực hiện được”. Trên tinh thần đó, từ năm 2013 đến nay, toàn thành phố đã huy động được 4.073 tỷ đồng phục vụ XDNTM, trong đó: Ngân sách Trung ương 44 tỷ đồng, chiếm 1,08%; ngân sách tỉnh 73 tỷ đồng, chiếm 1,78%; ngân sách thành phố 330 tỷ đồng, chiếm 8,11%; ngân sách xã 712 tỷ đồng, chiếm 17,48%; nhân dân tham gia đóng góp tiền mặt, ngày công lao động, hiến đất, chỉnh trang nhà ở, vườn tạp với giá trị 2.557 tỷ đồng, chiếm 62,78%. Trên cơ sở lồng ghép các nguồn vốn, thành phố đã đầu tư làm mới, nâng cấp, sửa chữa và mở rộng được hàng trăm km đường giao thông; kiên cố hóa 57,3 km kênh mương; đầu tư 12 công sở xã, 11 trung tâm văn hóa – thể thao xã, 5 sân vận động; xây dựng thêm hàng trăm phòng học và phòng chức năng của trường học các cấp, trạm y tế, nhà văn hóa thôn, bảo đảm theo tiêu chí NTM, phục vụ hiệu quả các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội, sản xuất và đời sống của nhân dân khu vực nông thôn. Nhiều hạng mục đầu tư về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng được quan tâm, chú trọng và phù hợp với các quy hoạch để sớm đô thị hóa tại các xã có điều kiện.

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân luôn được cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến các xã xác định là nhiệm vụ quan trọng trong XDNTM. Thực hiện mục tiêu này, thành phố tập trung khai thác mọi tiềm năng, lợi thế so sánh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại. Đến năm 2019, giá trị sản xuất của nông - lâm - thủy sản chiếm 3,3%; công nghiệp - xây dựng chiếm 64,5%; thương mại - dịch vụ chiếm 32,2%. Trên địa bàn thành phố nói chung, các xã XDNTM nói riêng đã khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất và gắn với nhu cầu thị trường. Trong sản xuất nông nghiệp, thành phố đã xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất có hiệu quả. Năm 2012, toàn thành phố tập trung công tác rà soát, lập quy hoạch phân khu và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến năm 2019, toàn thành phố đã chuyển đổi được 899,7 ha/1.700 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả, như: Trồng nấm ở xã Thiệu Khánh, trồng cây ăn quả ở xã Đông Vinh, rau an toàn ở xã Quảng Cát, chăn nuôi lợn ở xã Đông Lĩnh... Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân ngành nông - lâm - thủy sản hàng năm giai đoạn 2012-2019 đạt 2,1%; sản lượng lương thực có hạt đạt 459,7 nghìn tấn.

Cùng với nông nghiệp, lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng được thành phố xác định là ngành kinh tế quan trọng. Những năm gần đây, thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều giải pháp khuyến khích, thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh và trở thành ngành chủ đạo với tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2012-2019 tăng 13,4%. Riêng năm 2019, tổng giá trị sản xuất đạt 69.291 tỷ đồng, tăng 1,9 lần so với năm 2012 (tăng 37.135 tỷ đồng); dịch vụ - thương mại phát triển cả về quy mô, loại hình và chất lượng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế phát triển toàn diện với 100% số xã được công nhận “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”; 100% các thôn thực hiện tốt hương ước, quy ước và được công nhận danh hiệu thôn văn hóa; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 86%. Công tác bảo tồn di sản và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa dân tộc cũng được quan tâm, chú trọng. Trên địa bàn thành phố hiện có 95 di tích lịch sử văn hóa. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp ủy, chính quyền, chất lượng giáo dục của các xã XDNTM đã được nâng lên rõ rệt. Đến nay, tất cả xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non; phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục THCS đều đạt mức độ 3, xóa mù chữ mức độ 2; 100% số xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 87,75%. Công tác bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm được thành phố và các xã tập trung chỉ đạo thực hiện, đi vào nền nếp. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh ở các xã đạt 100%. Trong những năm qua công tác xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức chính trị - xã hội các cấp được thành phố tập trung tăng cường. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố luôn ổn định; các xã đã xây dựng được lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hàng năm hoàn thành có hiệu quả chỉ tiêu về quốc phòng.

Những kết quả nổi bật đạt được sau 7 năm thực hiện Chương trình XDNTM đã làm cho bộ mặt nông thôn thành phố ngày càng khởi sắc. Nổi bật, kinh tế có sự tăng trưởng khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 14,4%. Điều đó được minh chứng cụ thể ở việc đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người của thành phố năm 2019 đạt 95,2 triệu đồng, gấp 2,8 lần so với năm 2012; trong đó, tại các xã XDNTM đạt 43,6 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo sau khi về đích NTM giảm xuống còn 188/31.994 hộ dân, chiếm tỷ lệ 0,58%. Đây thực sự là những “quả ngọt” mà TP Thanh Hóa gặt hái được sau nhiều năm triển khai XDNTM.

Xác định XDNTM là việc làm thường xuyên, liên tục, vì vậy, trong giai đoạn tiếp theo, TP Thanh Hóa đã có định hướng, mục tiêu, lộ trình cụ thể. Theo kế hoạch, mục tiêu trong năm 2020, thành phố phấn đấu có 13/17 xã lên phường (nay là 10/14 xã, sau khi sáp nhập), có 1 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao là xã Hoằng Đại. XDNTM nâng cao với từng bước đô thị hóa các xã ngoại thành, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch gắn với xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, thân thiện môi trường, giàu bản sắc văn hóa. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, thành phố phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt từ 18,5% trở lên; cơ cấu các ngành kinh tế trong giá trị sản xuất chuyển dịch đúng hướng. Quan trọng hơn, từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân, mục tiêu trong năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt trên 115 triệu đồng và không còn hộ nghèo.

Trần Thanh


Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]