(Baothanhhoa.vn) - Song hành với công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tập trung triển khai khá đồng bộ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, giúp người dân vượt qua “bão dịch”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh

Song hành với công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tập trung triển khai khá đồng bộ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, giúp người dân vượt qua “bão dịch”.

Bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh

Người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 ở thị xã Bỉm Sơn tiếp nhận hỗ trợ.

Để không ai bị bỏ lại phía sau

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương quan tâm chăm lo đời sống người dân, nhất là tại các địa bàn thực hiện biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch. Qua rà soát, thống kê nhu cầu hỗ trợ của người dân, toàn tỉnh có 110.035 hộ cần hỗ trợ “túi hàng an sinh xã hội”; 62.209 hộ có nguy cơ thiếu gạo cần hỗ trợ; 116.122 hộ cần “đi chợ hộ”, với tổng nhu cầu kinh phí triển khai phương án là trên 68,4 tỷ đồng. Các huyện, thị xã đều đã xuất cấp kinh phí để hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho các hộ dân.

Riêng TP Thanh Hóa đã thực hiện hỗ trợ nhu yếu phẩm gồm gạo, mỳ tôm, dầu ăn, nước mắm cho 74 hộ dân thuộc các phường: Ba Đình, Ngọc Trạo, Quảng Thịnh, Lam Sơn, với tổng trị giá 435.000 đồng/hộ. Hỗ trợ 23 hộ đồng bào dân tộc Chăm (tỉnh Ninh Thuận) bán thuốc nam gia truyền trên địa bàn tỉnh với gói an sinh xã hội trị giá 945.000 đồng/hộ. Ngoài ra, còn vận động các doanh nghiệp hỗ trợ gần 1.140 suất cơm cho các khu cách ly, 200 suất cơm cho các chốt kiểm soát dịch và tặng 200 gói an sinh, trị giá 500.000 đồng/gói cho người dân phường Lam Sơn và Ngọc Trạo; 1.000 kính chắn giọt bắn cho lực lượng trực tiếp phòng, chống dịch và các hộ tiểu thương; tiếp nhận 3 người lang thang, vô gia cư vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 2.

Nông Cống là huyện có khoảng thời gian phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16. Để “không ai bị bỏ lại phía sau” trong thời gian thực hiện giãn cách, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội đã chung sức vận động nguồn lực hỗ trợ cho người dân khó khăn. Theo đó, 1.000 túi an sinh xã hội đã được cấp phát kịp thời cho 8 xã, thị trấn; 1.000 chai dầu ăn (2.000 lít) đến tay người dân khó khăn. Tại các thôn, xóm trên địa bàn huyện đều có tình nguyện viên đưa các mặt hàng thiết yếu đến từng hộ gia đình. Là người được nhận túi an sinh xã hội, ông Lê Quý Hiền ở thôn 6, xã Hoàng Giang, chia sẻ: Các con đều đi làm ăn xa, ở nhà chỉ có 2 ông bà ngoài 70 tuổi. Sự hỗ trợ kịp thời về nhu yếu phẩm trong thời gian giãn cách giúp chúng tôi vượt qua khó khăn, động viên con cháu yên tâm “ở yên” để chung tay phòng, chống dịch.

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, huyện Nông Cống đã huy động mọi nguồn lực để thực hiện công tác chăm lo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, không để ai bị thiếu ăn, thiếu mặc, bỏ lại phía sau. Do thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”, “tự cung - tự cấp” nên huyện không phải đề xuất tỉnh hỗ trợ. Kết quả đạt được trên đã minh chứng cho sự quyết tâm, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp trong triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội, giúp địa phương nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường mới.

Nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động trở về từ vùng dịch

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch COVID-19, nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là các tỉnh phía Nam đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 16+ của Thủ tướng Chính phủ, khiến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh vô cùng khó khăn, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường lao động, người lao động bị mất việc làm kéo dài, thu nhập, đời sống không còn bảo đảm dẫn đến việc phải hồi hương. Theo số liệu báo cáo, cập nhật của các huyện, thị xã, thành phố, số người Thanh Hóa trở về từ vùng dịch từ ngày 27-4-2021 đến nay khoảng trên 195.000 người. Dự báo người dân trở về quê từ các tỉnh, thành phố có dịch còn tăng. Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã nhanh chóng ban hành Phương án số 198/PA-UBND ngày 2-9-2021 về đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện xong việc cách ly (tỉnh đầu tiên trong cả nước ban hành được phương án trên) và đã tạo sự được đồng tình, phấn khởi của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh.

Hầu hết người lao động trở về từ các tỉnh phía Bắc, như Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang... đã quay lại làm việc sau khi dịch bệnh tại các tỉnh được khống chế. Tính đến cuối tháng 10, số lao động trở về từ các tỉnh trên có nhu cầu giải quyết việc làm, đào tạo nghề là 42.566 người. Trong đó có 1.101 người có nhu cầu đào tạo nghề, 2.119 người có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm, tổng số vốn đề nghị vay là trên 169 tỷ đồng. Nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) đã phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức 6 hội nghị tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm cho người lao động tại các huyện Cẩm Thủy, Quan Hóa, Ngọc Lặc. Đã có gần 24.200 lao động trở về từ vùng dịch được giải quyết việc làm, với mức thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng/người và trên 100 lao động được vay vốn giải quyết việc làm với tổng số tiền đã giải ngân gần 5 tỷ đồng...

Việc kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 của tỉnh, cùng các hoạt động an sinh xã hội được thực hiện song hành với các gói hỗ trợ từ Chính phủ, đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội, đem lại sự bình an cho Nhân dân.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]