Triển khai giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp mới
Thanh Hóa hiện có hàng trăm sản phẩm công nghiệp, trong đó có 25 sản phẩm công nghiệp chủ lực. Trong những năm qua, tăng trưởng ổn định của các sản phẩm công nghiệp chủ lực và sự gia nhập của các sản phẩm mới đã tạo động lực đưa ngành công nghiệp Thanh Hóa đạt tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp cao vào GRDP của tỉnh. Với kỳ vọng tạo đột phá trong phát triển công nghiệp, Thanh Hóa đang chú trọng ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp mới, đồng thời tạo mọi thuận lợi để các dự án sớm đi vào giai đoạn đầu tư, khai thác.
Sản xuất thiết bị thang máy tại Công ty TNHH Thang máy kỹ thuật điện AZ (KCN Đình Hương -Tây Bắc Ga).
Cùng với hàng trăm dự án công nghiệp đang triển khai thi công, trong năm 2023 đã có thêm 48 dự án công nghiệp được chấp thuận chủ trương trên địa bàn tỉnh, (trong đó có 18 dự án FDI) với số vốn đăng ký 13.370 tỷ đồng và 228,4 triệu USD. Hoạt động đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp cũng đang được Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS), Sở Công Thương tham mưu quyết liệt đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục, tiến độ thi công, sớm tạo các mặt bằng sạch để thu hút dự án mới.
Trong năm 2023, đã có thêm các dự án quy mô lớn đi vào hoạt động, như: Nhà máy xi măng Đại Dương 1 tại KKTNS, Nhà máy may Victory tại thị trấn Sao Vàng (Thọ Xuân); Nhà máy may mặc Leading Star Thanh Hóa tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn; Nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu giày và giày xuất khẩu của tập đoàn HuaLi (huyện Yên Định)... đóng góp lớn cho giá trị sản xuất tăng thêm của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động.
Năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) và giá trị gia tăng ngành công nghiệp của tỉnh đạt mức cao trong khu vực; trong đó năm 2023, chỉ số IIP tăng 4,87% và giá trị gia tăng công nghiệp tăng 10,73% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm tăng trưởng cao như điện sản xuất (tăng 77,5%); clinker (tăng 41,4%); dầu mỡ bôi trơn (tăng 34,5%); giấy bìa các loại (tăng 28%)... đã bù đắp, tạo động lực cho các sản phẩm công nghiệp truyền thống bị sụt giảm sản lượng và doanh thu như đường, bia, xi măng, gạch xây...
Theo Sở Công Thương, những kết quả đạt được của tăng trưởng công nghiệp là đáng ghi nhận trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, với ưu thế, tiềm năng của ngành công nghiệp Thanh Hóa gắn với cảng nước sâu Nghi Sơn là rất rộng mở. Do đó, định hướng của tỉnh sẽ thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm công nghiệp mới, hàm lượng cao, tạo động lực mới cho tăng trưởng công nghiệp gắn với các dịch vụ logistics.
Theo đó, những ngành công nghiệp mới được định hướng phát triển là: sản phẩm mới trong công nghiệp lọc hóa dầu, điện, thép, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm, thủy sản, điện tử, sản xuất kim loại, hóa chất, cao su, nhựa, thực phẩm, đồ uống... Đặc biệt, trong định hướng phát triển sản phẩm điện tử, kim loại sẽ tập trung phát triển sản phẩm cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại gắn với ứng dụng công nghệ cao, phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại phục vụ sản xuất lắp ráp ô tô và cơ khí chế tạo; các dự án đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất thiết bị, phụ tùng máy móc, động cơ điện, máy nông nghiệp, máy xây dựng, lắp ráp phương tiện vận tải, các sản phẩm cơ điện tiêu dùng...
Cùng với công tác xúc tiến đầu tư, Sở Công Thương đang tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; triển khai đồng bộ các giải pháp, xây dựng các đề án kết nối doanh nghiệp sản xuất và phân phối, hình thành chuỗi cung ứng, sản xuất, bao tiêu sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp. Đơn vị cũng tập trung đôn đốc, chỉ đạo và hướng dẫn thủ tục thành lập, đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, đẩy nhanh tiến độ lấp đầy cụm công nghiệp, chú trọng phát triển các cụm công nghiệp ở khu vực nông thôn, miền núi; triển khai tích cực Đề án tái cơ cấu ngành công thương theo hướng chú trọng phát triển theo chiều sâu với công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; tạo mọi điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp nhằm sớm đưa vào hoạt động, tạo thêm năng lực sản xuất mới.
Năm 2024, một số sản phẩm công nghiệp mới như lốp ô tô, phụ liệu may mặc... gia nhập thị trường sẽ tiếp tục đóng góp cao hơn cho tăng trưởng những năm tới. Tỉnh Thanh Hóa cũng đang nỗ lực chuẩn bị các điều kiện khởi công thực hiện dự án số 1 - Tổ hợp hóa chất Đức Giang tại KKTNS; trình Bộ Công Thương đề nghị xem xét, chấp thuận chuyển đổi nhiên liệu than sang LNG của Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh tại KKTNS và cập nhật vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII; tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, hỗ trợ, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng nhằm tạo đột phá cho tăng trưởng công nghiệp thời gian tới.
Bài và ảnh: Tùng Lâm
{name} - {time}
-
2025-01-04 11:09:00
Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đóng góp hơn 24.700 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước
-
2025-01-04 05:00:00
Trong Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
-
2024-02-14 10:14:00
Đồng hành cùng khách hàng vay vốn của Agribank
Bưu điện tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số tạo động lực tăng trưởng
PVOIL Thanh Hóa vững bước trên đường đổi mới
Tổ chức TCVM Thanh Hóa lan tỏa tinh thần nhân ái dịp tết đến, xuân về
Tạo cơ hội kết nối hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa
Cẩm Thủy hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
Doanh nghiệp Thanh Hóa kết nối hợp tác đầu tư 3 miền
Xi măng Long Sơn tạo dựng thương hiệu từ những giá trị vững bền
Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hoá tổ chức chương trình thiện nguyện nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn
Thủy điện Trung Sơn nỗ lực bước vào kế hoạch sản xuất năm 2024