Đảng bộ huyện Thường Xuân tập trung lãnh đạo thoát khỏi huyện nghèo
Thoát khỏi danh sách các huyện nghèo của cả nước vào năm 2025 là mục tiêu đang được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện Thường Xuân quyết tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2020-2025.
Cơ sở hạ tầng thị trấn Thường Xuân được đầu tư đồng bộ.
Là xã vùng cao của huyện Thường Xuân có tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Yên Nhân đã xây dựng nhiều kế hoạch, chương trình nhằm phát triển kinh tế đồi rừng. Theo đó, xã đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị, đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân phát triển mô hình trồng rừng kết hợp chăn nuôi; mô hình trồng lá dong dưới tán rừng; nuôi ong lấy mật... Cùng với đó, UBND xã Yên Nhân phối hợp với các phòng, ban của huyện tìm nguồn cung ứng giống, hỗ trợ khoa học - kỹ thuật trong ươm trồng, chăm sóc; tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn ngân hàng để đầu tư vào phát triển sản xuất; phát triển các loại cây bản địa như sa nhân, vầu, cây dược liệu dưới tán rừng... Nhờ đó, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp hằng năm ước đạt gần 100 tỷ đồng; trồng mới được 50ha rừng trồng tập trung... Thông qua các mô hình, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của xã đến nay còn 27%, thu nhập bình quân đầu người đạt 31 triệu đồng/năm; chương trình XDNTM đến nay đạt 9/19 tiêu chí.
Khác với Yên Nhân, Xuân Dương là xã gần trung tâm huyện; phát huy lợi thế này, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp trên các lĩnh vực nhằm xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Đồng chí Cầm Bá Học, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Dương, cho biết: Phát huy tinh thần đoàn kết của cấp ủy, chính quyền và người dân trong xã, qua 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có nhiều chuyển biến tích cực. Trong 24 chỉ tiêu nghị quyết đề ra, dự kiến hết năm 2024 có 13 chỉ tiêu vượt, 9 chỉ tiêu đạt và 2 chỉ tiêu tiếp tục phấn đấu.
Với mục tiêu XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Xuân Dương đã bám sát vào các tiêu chí để tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, cải tạo, sửa chữa nhà ở, quan tâm đầu tư mở rộng đường giao thông... Với tinh thần phát huy vai trò chủ thể của mỗi người dân, theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ, Nhà nước và cán bộ đóng vai trò hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ thực hiện. Đến nay, xã Xuân Dương đã đạt 12/19 tiêu chí XDNTM nâng cao.
Huyện Thường Xuân là địa phương có diện tích tự nhiên lớn nhất cả tỉnh, có tiềm năng lớn về kinh tế rừng, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 82,2% tổng diện tích. Sau gần 4 năm thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh tháo gỡ những điểm nghẽn thúc đẩy phát triển kinh tế. Với điều kiện thuận lợi về phát triển nông nghiệp, huyện đã luôn coi phát triển nông nghiệp là nền tảng, là điều kiện quan trọng để phát triển bền vững. Từ đó đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Chú trọng tập trung, tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao như dưa Kim Hoàng Hậu, bưởi Diễn, cây dược liệu... Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại, chăn nuôi nông hộ tập trung gắn với kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Cùng với đó, huyện Thường Xuân cũng đã tận dụng khai thác hiệu quả diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản trên các lưu vực đập Cửa Đạt...
Xác định phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương, cấp ủy, chính quyền huyện Thường Xuân đã đẩy mạnh phát triển các ngành nghề có thế mạnh, như: chế biến lâm sản, may mặc, khai thác vật liệu xây dựng... Huyện cũng tập trung đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nhất là du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, kết hợp phát triển du lịch tâm linh với du lịch cộng đồng. Tập trung thu hút đầu tư vào các điểm du lịch đã và đang khai thác như: lòng hồ Cửa Đạt, điểm du lịch tâm linh đền thờ Cầm Bá Thước - Bà Chúa Thượng Ngàn; điểm du lịch cộng đồng bản Mạ, bản Vịn, thác Yên,...
Ban Thường vụ Huyện ủy Thường Xuân cũng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 28 dự án đầu tư đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất, cho thuê đất triển khai thực hiện. Từ năm 2021 đến nay đã thành lập được 97 doanh nghiệp và thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư trên địa bàn, như: nhà máy may South Fame Garments Limited đi vào hoạt động và thu hút hơn 2.000 lao động; Công ty TNHH giày Thường Xuân tạo việc làm cho 2.000 lao động...
Có thể nhận thấy, với sự nỗ lực cố gắng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thường Xuân đã và đang phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, tạo tiền đề để Thường Xuân thoát nghèo.
Bài và ảnh: Minh Hiếu
{name} - {time}
-
2024-12-22 09:50:00
Mở Đường (Bài 3): Trên đường ta đi tới...
-
2024-12-22 07:49:00
Vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng: Bác sỹ tâm lý nói gì về hung thủ?
-
2024-10-27 14:28:00
Chăm lo tạo sinh kế cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số
Mở cửa trở lại 4 cảng hàng không tại miền Trung sau khi tránh bão số 6
Chia sẻ yêu thương qua mỗi suất cơm 0 đồng
Phố ta văn hóa lắm!
Đóng cửa tạm thời 4 sân bay ở miền Trung do ảnh hưởng của cơn bão số 6
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu chính sách bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên”
Giữ “lửa” nghề truyền thống
Chuyện trong căn phòng “bình tĩnh sống”
Đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Ấm áp tình người trong Hội nghị gia đình phạm nhân tại Trại giam Thanh Cẩm