Công trình vốn nông thôn mới chạy đua nước rút (Bài 1): “Trợ lực” cho xây dựng nông thôn mới
Trong giai đoạn nhiều địa phương kêu khó vì bộ tiêu chí được nâng cao, nguồn vốn Trung ương và tỉnh hỗ trợ xây dựng các công trình trở thành “thuốc trợ lực”, là cứu cánh cho Chương trình XDNTM. Nhiều địa phương nhờ đó vượt qua được những tiêu chí khó, nếu để cho xã tự thân vận động sẽ chưa thể thực hiện được trong giai đoạn này.
Khuôn viên công sở xã Hà Bình (Hà Trung) đang được chỉnh trang hoàn thiện để "về đích" xã NTM. Ảnh: P.V
Những ngày giữa tháng 11, chúng tôi có mặt tại xã Hà Bình (Hà Trung) khi địa phương này đang gấp rút hoàn thiện những chỉ tiêu cuối cùng theo tiêu chí của xã NTM nâng cao. Từ khu vực trung tâm và trụ sở UBND đến các thôn làng trong xã đều đang ngổn ngang những công trình. Tuy đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM từ năm 2019, nhưng nhiều công trình công cộng trên địa bàn vẫn phải nâng cấp, sửa chữa khang trang hơn để “xứng tầm” với tiêu chí nâng cao. Ngay trong khuôn viên công sở xã, những bồn hoa, tiểu cảnh, khu vực nhà bia tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ của địa phương cũng được “khoác áo mới” bằng những tấm đá lát mới, tường bao thẩm mỹ hơn.
Tại các thôn Thịnh Vinh và Nhân Lý trong xã, các tuyến giao thông cũng mới được mở rộng và hiện đại hóa nhờ nguồn vốn hỗ trợ và sự đồng tâm hiến đất của Nhân dân. Trung tâm văn hóa - thể dục thể thao của xã cũng đang được chỉnh trang và hoàn thiện những khâu cuối cùng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng. Tất cả các công trình này đều được triển khai từ nguồn hỗ trợ cấp trên theo Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) XDNTM, sau đó địa phương đối ứng và huy động xã hội hóa.
Theo Chủ tịch UBND xã Hà Bình - ông Nguyễn Thành Đô: “Xã và huyện Hà Trung đang nỗ lực để được các đơn vị cấp tỉnh thẩm định đạt chuẩn NTM nâng cao trong tháng 11/2023 này. Việc phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao của Hà Bình cũng là một “mắt xích” trong lộ trình đưa Hà Trung đạt chuẩn huyện NTM vào cuối năm nay mà cả hệ thống chính trị, các cấp chính quyền và người dân trong huyện đang phấn đấu. Cũng nhờ những nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình MTQG XDNTM nên xã mới có động lực để huy động thêm nhiều nguồn hợp pháp khác và triển khai được những dự án này”.
Với huyện Hà Trung, năm 2023 được coi là bước ngoặt quan trọng vì địa phương đang nỗ lực đạt chuẩn huyện NTM. Những ngày cuối tháng 11 này, các đoàn công tác của nhiều sở, ngành đã về thẩm định các tiêu chí cấp huyện. Địa phương và Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh Thanh Hóa cũng đang hoàn thiện hồ sơ để UBND tỉnh có văn bản đề nghị Văn phòng Điều phối NTM Trung ương về thẩm định đạt chuẩn. Do vậy, ngay từ đầu năm, Hà Trung đã triển khai hàng loạt công trình theo các tiêu chí NTM từ cấp thôn, cấp xã đến công trình cấp huyện. Tổng hợp từ Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh, trong năm 2023 Hà Trung được hỗ trợ triển khai 23 công trình từ nguồn vốn Chương trình MTQG XDNTM và 3 dự án NTM mới được khởi công theo Nghị quyết 397/NQ-HĐND tỉnh ngày 12/7/2023.
Nói về tầm quan trọng của nguồn vốn hỗ trợ xây dựng các dự án theo Chương trình MTQG XDNTM, ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hà Trung, khẳng định: “Vốn hỗ trợ từ Chương trình MTQG XDNTM chính là cơ sở để huyện, các xã đối ứng và huy động các nguồn lực thì mới có được các dự án. Với Hà Trung - địa phương đang có kế hoạch về đích NTM cấp huyện trong một vài tháng tới thì những dự án càng có ý nghĩa quyết định sự thành bại. Đến thời điểm này, 2 xã cuối cùng của huyện là Hà Giang và Hà Ngọc cũng mới đạt chuẩn NTM, các điều kiện và tiêu chí cơ bản hoàn thành. Đó cũng là nhờ có các công trình, dự án được bổ sung từ nguồn vốn hỗ trợ”.
Từ nguồn vốn hỗ trợ ngân sách Trung ương theo Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, tuyến đường liên thôn tại xã Cẩm Châu (Cẩm Thủy) vừa được hoàn thành.
Tại xã miền núi Cẩm Châu của huyện Cẩm Thủy, rào cản được coi là khó khăn nhất để xã có thể về đích NTM là có hệ thống nước sạch tập trung theo chỉ tiêu 17.1 của tiêu chí “Môi trường và an toàn thực phẩm”. May mắn thay, cuối năm 2022, xã được hỗ trợ 3,8 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương theo Chương trình MTQG XDNTM để triển khai “Dự án nước sạch tập trung xã Cẩm Châu”. Với dự toán tổng giá trị công trình lên tới 8,965 tỷ đồng, địa phương chấp nhận đối ứng thêm 5,165 tỷ đồng nhằm hoàn thành trạm tăng áp và hệ thống hạ tầng đường ống để kết nối với Nhà máy nước sạch Cẩm Vân. Với số tiền đối ứng khá lớn, nhưng đây là cơ hội không thể tốt hơn để có thể về đích NTM nên xã đã nỗ lực và vận động xã hội hóa để triển khai. Đến cuối tháng 11/2023, công trình cấp nước cho hàng trăm hộ dân trong xã đã hoàn thành, đấu nối ống đến các hộ, chờ các thủ tục cuối cùng để cấp nước trong ít ngày tới.
Với toàn huyện miền núi Cẩm Thủy, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ theo Chương trình MTQG XDNTM cũng đóng vai trò “trợ lực” để huyện thực hiện mục tiêu về đích huyện NTM vào năm 2025. Thống kê từ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cẩm Thủy, năm 2023, huyện Cẩm Thủy được giao tổng kế hoạch vốn thuộc Chương trình MTQG XDNTM là 34,62 tỷ đồng, trong đó kế hoạch vốn năm 2022 kéo dài là 15,64 tỷ đồng; kế hoạch vốn năm 2023 là 18,98 tỷ đồng. Với nguồn vốn được hỗ trợ, cộng với nguồn đối ứng và huy động hợp pháp khác, huyện Cẩm Thủy đã và đang triển khai 23 dự án theo Chương trình XDNTM trong năm 2023. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng huyện Cẩm Thủy, các chủ đầu tư hiện đang tập trung và phấn đấu thực hiện cam kết hoàn thành việc giải ngân kế hoạch vốn được giao năm 2023. Đến nay, tổng kế hoạch vốn thuộc Chương trình MTQG XDNTM đã giải ngân được 20,436 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,03%, trong đó, vốn năm 2022 được kéo dài là 14,28 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 91,3%; vốn kế hoạch năm 2023 là 6,157 tỷ đồng, đạt 32,4% kế hoạch.
Trên bình diện toàn tỉnh, trong năm 2023, tất cả 27/27 huyện, thị xã, thành phố đều được thụ hưởng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ xây dựng hàng trăm công trình theo Chương trình MTQG XDNTM. Trong số đó, giá trị đầu tư các công trình từ năm 2022 kéo dài sang chiếm hơn 192,7 tỷ đồng; kế hoạch vốn giải ngân cho đầu tư các công trình năm 2023 là 528,19 tỷ đồng. Tổng hợp gần nhất từ Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh, tính đến ngày 15/11/2023, đã có 238 dự án hoàn thành, 326 dự án chuẩn bị đầu tư, 182/207 dự án chuyển tiếp và 181/197 dự án được phép kéo dài có tiến độ giải ngân đạt yêu cầu theo Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 9/2/2023 của UBND tỉnh. Từ nguồn hỗ trợ, hàng trăm công trình, dự án đã và sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng, không những giúp các địa phương trong tỉnh hoàn thành các tiêu chí NTM mà còn phát huy vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Nhóm PV
Bài 2: Giải ngân ỳ ạch, lỗi do đâu?
{name} - {time}
-
2024-11-19 15:04:00
Dấu ấn cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới
-
2024-11-19 15:02:00
Quảng Hòa về đích nông thôn mới nâng cao nhờ phát huy tiềm năng lợi thế
-
2023-11-24 09:12:00
Công nhận 12 xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu năm 2023
Khai giảng Lớp tập huấn thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
Góp phần xây dựng những miền quê đáng sống
Xuân Du đẩy mạnh phát triển sản xuất, gắn với XDNTM
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã Yên Ninh
Phát triển hạ tầng giao thông trong XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu
Nông thôn mới nâng cao trên quê hương Thiệu Viên
Thiệu Phúc “đi sau, về trước” trong xây dựng nông thôn mới nâng cao
Agribank chung sức XDNTM
Tập huấn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cho cán bộ hội nông dân cấp xã