(Baothanhhoa.vn) - Chuyển đổi số (CĐS) trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ (TMDV) đang diễn ra nhanh chóng không chỉ bởi xu hướng chung mà còn do tác động của dịch bệnh COVID-19. Để tạo động lực cũng như thúc đẩy cho TMDV phát triển, bắt nhịp, hội nhập với thương mại thế giới, Sở Công Thương đã xây dựng chương trình CĐS toàn ngành, trong đó ưu tiên CĐS trong lĩnh vực TMDV.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành dịch vụ

Chuyển đổi số (CĐS) trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ (TMDV) đang diễn ra nhanh chóng không chỉ bởi xu hướng chung mà còn do tác động của dịch bệnh COVID-19. Để tạo động lực cũng như thúc đẩy cho TMDV phát triển, bắt nhịp, hội nhập với thương mại thế giới, Sở Công Thương đã xây dựng chương trình CĐS toàn ngành, trong đó ưu tiên CĐS trong lĩnh vực TMDV.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành dịch vụCác giải pháp số hóa được triển khai tại Siêu thị Winmart Thanh Hóa.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của CĐS, hướng tới phát triển nền kinh tế số, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động số 17/KH-UBND ngày 26-1-2022 thực hiện Quyết định số 1968/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”. Theo đó, tổng kinh phí để thực hiện kế hoạch trên 8 tỷ đồng và mục tiêu đến năm 2025, tỉnh sẽ hoàn thành xây dựng, hình thành hệ sinh thái xúc tiến thương mại (XTTM) số; bảo đảm 100% các tổ chức XTTM và trên 1.000 doanh nghiệp được cấp tài khoản trên hệ sinh thái XTTM số. Trong đó có 20% doanh nghiệp, đơn vị có phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin, 15% các dịch vụ kết nối thị trường được tổ chức trên nền tảng kết nối, hỗ trợ 1.000 lượt doanh nghiệp; 10% số lượng hội chợ, triển lãm được tổ chức trên môi trường số; 100% các tổ chức XTTM và trên 2.000 lượt doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và CĐS trong hoạt động XTTM và bảo đảm an toàn thông tin. Một trong những yếu tố then chốt để đẩy mạnh quá trình CĐS, nhất là đối với lĩnh vực TMDV đó là hạ tầng về CNTT. Đây chính là điều kiện cần để các doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ, đơn vị sản xuất, kinh doanh phát triển các nền tảng dịch vụ mới theo hướng hiện đại, số hóa... đảm bảo an toàn thông tin.

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cũng chủ động tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT, sử dụng mô hình bán hàng đa kênh và tích cực cung cấp các dịch vụ hiện đại. Với việc cập nhật, lưu thông tin, địa chỉ nhận hàng của khách hàng và hỗ trợ thanh toán online thông qua tài khoản ngân hàng liên kết... đã tạo sự tiện lợi, tin tưởng và gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp. Không chỉ các siêu thị, trung tâm thương mại lớn mà các cửa hàng tiện ích, cơ sở bán lẻ truyền thống trên địa bàn tỉnh cũng từng bước ứng dụng nền tảng số để đa dạng hóa hoạt động bán hàng, tăng cường quảng bá sản phẩm. Cùng với đó, nhiều giải pháp công nghệ cũng được các đơn vị áp dụng như: phần mềm quản trị bán hàng, thanh toán không dùng tiền mặt; lắp đặt hệ thống camera giám sát tự động... Việc triển khai các giải pháp “số hóa” này đã mang lại nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua, góp phần thúc đẩy ngành TMDV phát triển, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước phục hồi sau ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Trên địa bàn tỉnh, nhiều đơn vị kinh doanh TMDV đã và đang từng bước áp dụng CĐS, coi đây là “chìa khóa” quan trọng giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Điển hình như: Xây dựng website để thông tin và quảng bá sản phẩm cũng như tham gia cung ứng các sản phẩm, hàng hóa trên mạng Internet; gắn mã QR sản phẩm, thanh toán bằng thẻ và ví điện tử; thanh toán trực tuyến; ứng dụng phần mềm bán hàng, quản trị doanh nghiệp, phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử, chữ ký số... trong hoạt động quản lý và kinh doanh.

Ông Lê Văn Khoa, Trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương, cho biết, thời gian tới, sở sẽ tập trung tuyên truyền, phát triển các sản phẩm, giải pháp TMĐT; hỗ trợ tích hợp giải pháp thanh toán trực tuyến; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển TMĐT. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, đào tạo kỹ năng TMĐT cho doanh nghiệp nhằm nâng cao trình độ tham gia và khai thác các ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp, tăng cường khả năng nhận biết và ứng phó của người tiêu dùng với những hành vi tiêu cực trong TMĐT. Ngoài ra, sở cũng hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa; hỗ trợ XTTM, phân phối sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP và sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hộ sản xuất nông nghiệp trên các nền tảng số.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]