(Baothanhhoa.vn) - Thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não do vi-rút, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản, ho gà, sởi... Do vậy, việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não do vi-rút, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản, ho gà, sởi... Do vậy, việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Phun tẩm khử khuẩn diệt muỗi phòng, chống sốt xuất huyết tại huyện Mường Lát.

Tại huyện Mường Lát, để chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh có thể bùng phát vào thời điểm nắng nóng, huyện đã chỉ đạo Trung tâm y tế phối hợp cùng với các phòng, ban, các tổ chức đoàn thể, địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý vệ sinh môi trường, không để dịch lớn xảy ra. Đồng thời, chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện, vật tư, trang thiết bị, thuốc, hóa chất, bảo đảm nhân lực, sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra; đẩy mạnh công tác truyền thông tại cộng đồng để nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh.

Bà Hà Thị Phúc, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát cho biết: Trung tâm đã xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh và chỉ đạo các trạm y tế xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng về phòng, chống các loại bệnh dễ phát sinh trong mùa hè; vận động người dân nói chung nhất là bà mẹ có con nhỏ nói riêng nên đến các điểm tiêm để được tư vấn và tiêm vắc-xin phòng bệnh; nâng cao ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là đối với các em nhỏ; thực hiện ăn chín, uống sôi; môi trường nơi ở cần được vệ sinh sạch sẽ, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, phun thuốc diệt muỗi...

Với chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm..., Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và kịp thời thông báo, chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó, không để các dịch bệnh bùng phát, hạn chế tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh dịch...

Trưởng Khoa phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lê Hồng Sơn, cho biết: Để chủ động phòng, chống các bệnh trong mùa hè, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố giám sát các bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm mới nổi, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, hóa chất phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực trong giám sát, phát hiện, điều tra người mắc bệnh, tác nhân gây bệnh, các biện pháp xử lý ổ dịch cho cán bộ y tế. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tổ chức tốt công tác thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng, tử vong; thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...

Theo báo cáo của Sở Y tế, đến thời điểm này tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định. Toàn tỉnh có 973 trường hợp sốt phát ban nghi sởi (trong đó có 205 bệnh nhân dương tính với sởi), 18 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết, 27 ca tay chân miệng, 6 ca ho gà...

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa hè, cùng với sự vào cuộc của ngành y tế, các địa phương, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là sự chủ động của người dân. Ngành y tế khuyến cáo mỗi người dân cần tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh mùa hè hiệu quả bằng những hành động, việc làm thiết thực, nhất là thực hiện tiêm chủng cho con em, bản thân đối với những bệnh có thể phòng được bằng vắc-xin tiêm chủng. Cùng với đó, người dân cần ăn chín, uống sôi, bảo đảm an toàn thực phẩm trong ăn uống cũng như chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rèn luyện thể thao, nâng cao thể trạng. Bên cạnh đó, cần thường xuyên vệ sinh môi trường, tổ chức khơi thông cống, rãnh, phát quang bụi rậm, tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, ngủ màn chống muỗi đốt. Khi có dấu hiệu mắc các bệnh truyền nhiễm, người dân đến các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời, tránh để lây lan ra cộng đồng.

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]