(Baothanhhoa.vn) - Sau Tết Nguyên đán, vấn đề bảo đảm nguồn cung thực phẩm an toàn trở thành mối quan tâm hàng đầu khi nhu cầu tiêu dùng thay đổi. Đây là thời điểm dễ xảy ra tình trạng tồn đọng thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Vì vậy, việc kiểm soát và duy trì nguồn cung thực phẩm an toàn sau tết là nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ cộng đồng và ổn định thị trường.

Bảo đảm an toàn nguồn cung thực phẩm sau tết

Sau Tết Nguyên đán, vấn đề bảo đảm nguồn cung thực phẩm an toàn trở thành mối quan tâm hàng đầu khi nhu cầu tiêu dùng thay đổi. Đây là thời điểm dễ xảy ra tình trạng tồn đọng thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Vì vậy, việc kiểm soát và duy trì nguồn cung thực phẩm an toàn sau tết là nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ cộng đồng và ổn định thị trường.

Bảo đảm an toàn nguồn cung thực phẩm sau tếtThực phẩm chế biến sẵn tại Siêu thị Co.op Mart Thanh Hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn ATVSTP.

Sau tết, thị trường thực phẩm thường gặp phải những thách thức không nhỏ, trong đó tình trạng tồn đọng thực phẩm như thịt, cá, rau xanh hay các sản phẩm chế biến sẵn là điều không tránh khỏi. Những loại thực phẩm này nếu không được bảo quản đúng cách có thể nhanh chóng giảm chất lượng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Trong khi đó, nhu cầu mua sắm của người dân lại giảm so với thời điểm trước tết khiến các cơ sở kinh doanh phải đối mặt với áp lực tiêu thụ hàng hóa, một số cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ có thể vì lợi nhuận mà lén lút bày bán các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng, gây nguy cơ mất VSATTP.

Nhận thức rõ vấn đề này, Sở Công Thương đã phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai các đợt kiểm tra tại các chợ dân sinh, siêu thị và cửa hàng thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Các cuộc kiểm tra tập trung vào việc giám sát chất lượng thực phẩm bày bán, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và điều kiện bảo quản thực phẩm. Đặc biệt, các loại thực phẩm tươi sống được lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng để ngăn chặn nguy cơ thực phẩm bẩn tràn vào thị trường.

Tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa, quy trình kiểm tra chất lượng đầu vào của thực phẩm được thực hiện hết sức nghiêm ngặt. Đội ngũ kiểm định đảm bảo mọi mặt hàng, từ rau xanh, thịt cá cho đến thực phẩm chế biến sẵn, đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn VSATTP. Ngoài ra, siêu thị còn áp dụng công nghệ hiện đại trong bảo quản thực phẩm, như hệ thống làm lạnh chuyên dụng để giữ độ tươi ngon và ngăn ngừa nguy cơ phát sinh vi khuẩn. Khu vực trưng bày sản phẩm được bố trí khoa học, bảo đảm tránh tình trạng ô nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa cho biết: “Chúng tôi cam kết cung cấp thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho khách hàng, đặc biệt là trong giai đoạn sau tết, khi nhu cầu tiêu dùng có nhiều thay đổi. Các lô hàng thực phẩm nhập về đều được kiểm tra đầy đủ giấy tờ chứng nhận, đảm bảo tiêu chí an toàn trước khi đến tay người tiêu dùng".

Không chỉ tập trung vào bảo đảm chất lượng sản phẩm, Co.opmart Thanh Hóa còn tích cực tham gia các chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương. Việc ưu tiên nhập hàng từ các HTX và doanh nghiệp trong tỉnh không chỉ giúp giảm tồn kho cho nông dân mà còn cung cấp cho người dân những sản phẩm tươi ngon, đạt chuẩn chất lượng ngay tại quê hương.

Ngoài ra, Sở Công Thương cũng chủ động quản lý hệ thống phân phối thực phẩm nhằm duy trì sự ổn định và thông suốt của chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm được khuyến khích kết nối với các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo nguồn hàng đạt tiêu chuẩn an toàn. Đồng thời, các mô hình bán hàng an toàn, đặc biệt là những sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, cũng được thúc đẩy nhằm cung cấp cho người dân những lựa chọn an tâm về chất lượng sau kỳ nghỉ tết.

Một trong những giải pháp hiệu quả khác để bảo đảm nguồn cung thực phẩm an toàn sau tết là hỗ trợ trực tiếp nông dân và các HTX sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Sở Công Thương đã chủ động làm cầu nối giữa các HTX, doanh nghiệp thực phẩm và các kênh tiêu thụ lớn như siêu thị, nhà hàng, cũng như các đơn vị xuất khẩu. Giải pháp này không chỉ giúp giảm áp lực về hàng tồn kho mà còn đảm bảo đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông sản sạch, đạt chất lượng cao, góp phần nâng cao giá trị cho ngành nông nghiệp địa phương.

Song song với việc hỗ trợ tiêu thụ, Sở Công Thương cũng đặt trọng tâm vào nâng cao nhận thức của người dân về việc lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn. Các chương trình tuyên truyền và giáo dục cộng đồng được triển khai rộng rãi, hướng dẫn cách nhận biết thực phẩm sạch, tránh xa các sản phẩm không rõ nguồn gốc. Người tiêu dùng được khuyến khích mua sắm tại các cửa hàng uy tín hoặc các cơ sở có giấy chứng nhận VSATTP, nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý mà còn là trách nhiệm chung của cả cộng đồng. Với sự phối hợp chặt chẽ từ chính quyền, doanh nghiệp và người tiêu dùng, Thanh Hóa có thể tiếp tục duy trì nguồn cung thực phẩm an toàn không chỉ trong thời điểm sau tết mà còn xuyên suốt cả năm.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]