Xuất khẩu nông lâm thủy sản vào Liên minh châu Âu (EU) ngày càng có sự tăng trưởng trong thời gian qua. Đây là thị trường lớn, với hơn 450 triệu dân, có nhu cầu cao đối với nông sản, đặc biệt là các mặt hàng như càphê, hạt điều, tiêu, trái cây nhiệt đới, thủy sản… Tuy nhiên, thị trường này có tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm rất cao và liên tục thay đổi.

Xuất khẩu nông sản vào EU: Tăng cường tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản vào Liên minh châu Âu (EU) ngày càng có sự tăng trưởng trong thời gian qua. Đây là thị trường lớn, với hơn 450 triệu dân, có nhu cầu cao đối với nông sản, đặc biệt là các mặt hàng như càphê, hạt điều, tiêu, trái cây nhiệt đới, thủy sản... Tuy nhiên, thị trường này có tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm rất cao và liên tục thay đổi.

Xuất khẩu nông sản vào EU: Tăng cường tuân thủ quy định về an toàn thực phẩmĐóng gói sản phẩm tôm chế biến xuất khẩu. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị “Triển khai cấp bách các biện pháp tăng cường tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU” Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 24/2.

Còn lúng túng trong xuất khẩu “thực phẩm mới”

Trong gần hai tháng đầu năm 2025, EU đã gửi 16 cảnh báo đối với các sản phẩm nông sản và thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm hạt điều, tôm chế biến, nước giải khát, hạt é khô và thịt ốc bươu. Nguyên nhân chính dẫn đến các cảnh báo này là do vi phạm các quy định của EU, dẫn đến việc thu hồi, tiêu hủy sản phẩm.

Một số doanh nghiệp chưa đăng ký lưu hành các sản phẩm có chứa thành phần từ “thực phẩm mới” theo quy định của EU. Ngoài ra, có trường hợp khai báo không trung thực về nguyên liệu, đặc biệt là các thành phần có thể gây dị ứng cho người tiêu dùng. Một số sản phẩm chứa phụ gia không được phép sử dụng hoặc vượt mức quy định, dẫn đến việc EU buộc phải thu hồi ngay lập tức. Hơn nữa, nhiều lô hàng có thành phần từ động vật nhưng không thực hiện kiểm dịch thú y tại cửa khẩu, vi phạm các quy định an toàn sinh học của EU.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nhấn mạnh 2 nội dung về “thực phẩm mới” và “sản phẩm hỗn hợp”. Đây là vấn đề đang khiến doanh nghiệp lúng túng. Trong số 8 cảnh báo về thực phẩm mới trong 2 tháng đầu năm 2025 của EU, đáng chú ý có 4 cảnh báo liên quan đến sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 50%.

Theo ông Nam, “thực phẩm mới” là bất kỳ loại thực phẩm nào không được sử dụng để tiêu thụ cho con người ở mức đáng kể trong Liên minh châu Âu trước ngày 15/5/1997. Chi tiết được nêu tại Quy định (EU) 2015/2283. Danh sách thực phẩm mới được cấp phép tại Quy định (EU) 2018/1023. Hiện nay, mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU của Việt Nam thuộc thực phẩm mới gồm: Hạt é khô và các sản phẩm nước ngọt hương vị trái cây có chứa hạt é, thịt ốc bươu...

Xuất khẩu nông sản vào EU: Tăng cường tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm

Trong khi đó, “sản phẩm hỗn hợp” nếu chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật, thì nguyên liệu từ động vật phải nằm trong danh sách các doanh nghiệp được phép xuất khẩu sản phẩm động vật vào EU.

EU cũng đã ban hành quy định mới về nhóm sản phẩm tổng hợp tại Quy định (EC) 2022/2292 và có hiệu lực từ ngày 15/12/2022. EU quy định những sản phẩm có thành phần từ động vật đã qua chế biến và các nguyên liệu thực vật làm thay đổi đặc tính của sản phẩm nguồn gốc động vật được coi là sản phẩm tổng hợp.

"Tất cả các sản phẩm tổng hợp, trong đó bao gồm bánh cáy, muốn xuất khẩu vào EU phải được sản xuất từ các cơ sở được EU phê duyệt và đặt tại quốc gia được EU cho phép xuất khẩu. Đó là 2 yếu tố cần lưu ý, bên cạnh nguồn nguyên liệu đạt chuẩn và được EU cấp phép trong các phụ lục của Quy định (EC) 2022/2292," ông Nam cho hay.

Quy định thay đổi liên tục

Thống kê của Văn phòng SPS Việt Nam cho thấy, xu hướng tiêu dùng xanh, thực phẩm hữu cơ, sản phẩm có chứng nhận chắc chắn đang mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt. Bên cạnh đó, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất nhiều loại nông sản đặc thù mà EU không có như thanh long, xoài, chanh leo, vải, nhãn. Vậy nên đây được coi là lợi thế rất lớn của nông sản nước ta.

Tuy nhiên, EU là thị trường có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm rất cao. Các sản phẩm phải đáp ứng các quy định SPS (kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch, phụ gia thực phẩm...) và TBT (rào cản kỹ thuật thương mại), với dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực phẩm thấp.

Xuất khẩu nông sản vào EU: Tăng cường tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản thông qua mã số vùng trồng. (Ảnh: TTXVN)

Bà Nguyễn Thị Huyền, Văn phòng SPS Việt Nam lưu ý các quy định của EU sẽ được thay đổi liên tục. Cụ thể, Quy định (EU) 2020/2235 về mẫu giấy chứng nhận sửa đổi, bổ sung 15 lần; Quy định EU 2017/625 về kiểm soát chính thức cụ thể đối với một số loại động vật, hàng hóa đã bị thay thế bởi Quy định 2022/2292 (06/9/2022) và đến nay sửa đổi 2 lần; Quy định 2021/404 về kiểm dịch thú y, sửa đổi bổ sung 112 lần.

“Các doanh nghiệp cần cập nhật thay đổi các quy định của EU thường xuyên, Liên hệ Văn phòng SPS Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể về các thay đổi,” bà Huyền nói.

Phân tích chi tiết hơn về việc xuất khẩu nông lâm thủy sản sang EU, ông Nam cho rằng EU không quy định về khối lượng hàng khi kiểm tra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này nên đôi khi hàng hóa chỉ vài kilogram cũng bị kiểm tra và cảnh báo nếu vi phạm.

“Với nhóm hàng đã bị EU cảnh báo ở mức độ cao, nếu chúng ta không có giải pháp kịp thời, cải thiện, thậm chí EU sẽ không cho nhập vào,” ông Nam nhấn mạnh.

Trong năm 2024, Việt Nam nhận 114 cảnh báo từ EU, tăng gấp đôi so với năm 2023. Thống kê của Văn phòng SPS Việt Nam cho thấy, doanh nghiệp mắc sơ suất thường thuộc nhóm nhỏ và vừa. Còn đối với các doanh nghiệp lớn, nhất là khối FDI thì đều có bộ phận kỹ thuật chuyên trách nên nhanh chóng tiếp cận với các thông tin thay đổi của thị trường.

Để đảm bảo tuân thủ các quy định SPS và nâng cao chất lượng nông sản, thực phẩm xuất khẩu, ông Nam cho rằng cần có đồng thuận và nỗ lực của tất cả các bên. Nếu cơ quan quản lý nỗ lực nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không cố gắng thì cũng thất bại và ngược lại./.

Ngày 20/2, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1407/VPCP-NN thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về thông tin báo chí phản ánh "Thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị EU cảnh báo." Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao khẩn trương chỉ đạo, triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp nhằm tăng cường thông tin, phổ biến, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm xuất khẩu thường xuyên cập nhật và thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của thị trường xuất khẩu. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát vùng nguyên liệu, các cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói nhằm đảm bảo đáp ứng quy định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật, tránh tình trạng bị cảnh báo về an toàn thực phẩm.

(Vietnam+)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]