Thuế quan mới của Tổng thống Trump - Tác động đối với Việt Nam và thế giới

(Baothanhhoa.vn) - Ngày 2/4 (giờ địa phương), Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố các biện pháp trên diện rộng: áp mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Đặc biệt, hàng nhập khẩu từ Việt Nam sang Mỹ sẽ phải chịu mức thuế 46%, mức thuộc hàng cao nhất trong số hàng chục nền kinh tế bị áp thuế đối ứng lần này.

Ngày 2/4 (giờ địa phương), Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố các biện pháp trên diện rộng: áp mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Đặc biệt, hàng nhập khẩu từ Việt Nam sang Mỹ sẽ phải chịu mức thuế 46%, mức thuộc hàng cao nhất trong số hàng chục nền kinh tế bị áp thuế đối ứng lần này.

Thuế quan mới của Tổng thống Trump - Tác động đối với Việt Nam và thế giới

Mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump

Chiều ngày 2/4 tại Mỹ (rạng sáng 3/4 giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp dụng các mức thuế đối ứng nhắm vào tất cả các nước trên thế giới. Theo đó, Nhà Trắng tuyên bố mức thuế cơ bản 10% sẽ áp dụng cho tất cả hàng nhập khẩu từ mọi quốc gia, có hiệu lực từ ngày 5/4.

Nhiều quốc gia chịu mức thuế cao hơn. Cụ thể, Trung Quốc đối mặt với mức thuế 34% (thêm với 20% thuế công bố trước đó, tổng cộng là 54%, có hiệu lực từ 9/4), Liên minh châu Âu (EU) 20%, Đài Loan (Trung Quốc) 32%...; đặc biệt, Việt Nam 46%.

Hồi cuối tuần trước, ông Trump đã áp thuế 25% lên ô tô nhập khẩu (có hiệu lực từ 3/4) và các mức thuế riêng biệt nhắm vào Trung Quốc, Canada và Mexico. Tuy nhiên, rạng sáng 3/4 (giờ Việt Nam), chính quyền ông Trump đã công bố cho biết Canada và Mexico sẽ được miễn thuế suất cơ bản 10%. Thuế suất 10% sẽ chỉ có hiệu lực khi mức thuế 25% ban đầu mà Nhà Trắng áp dụng đối với hàng nhập khẩu của Canada và Mexico bị chấm dứt hoặc đình chỉ.

Theo tờ Izvestia của Nga nhận định, mức thuế cao hơn sẽ nhắm vào những quốc gia cung cấp nhiều sản phẩm cho thị trường Mỹ hơn mức họ nhập khẩu từ Mỹ. Áp lực lớn nhất đè nặng lên Trung Quốc với tư cách là đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ trên thị trường toàn cầu.

Tương lai tăng trưởng kinh tế Mỹ và thế giới?

Theo chuyên gia độc lập người Nga Andrey Barkhota, vòng chiến tranh thương mại mới do chính sách bảo hộ của Tổng thống Donald Trump gây ra sẽ khiến tăng trưởng GDP toàn cầu chậm lại trong vòng 5 đến 7 năm. Đồng thời, sự phân cực giữa các quốc gia và khu vực sẽ gia tăng, các trục tương tác mới giữa các quốc gia sẽ xuất hiện. Ngoài ra, lạm phát trên toàn thế giới có thể sẽ phi mã.

Khi áp dụng chính sách thuế quan, Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ hỗ trợ nền kinh tế Mỹ bằng cách bảo vệ các nhà sản xuất trong nước và khuyến khích các công ty nước ngoài chuyển sản xuất sang Mỹ để tránh thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, mức thuế quan mới, ít nhất là trong vài năm đầu, sẽ chỉ gây khó khăn cho nền kinh tế Mỹ. Bà Olga Belenkaya, Trưởng bộ phận phân tích kinh tế vĩ mô tại FG Finam, cho rằng con số này có thể lên tới 0,2% đến 1,3% GDP và lạm phát sẽ gia tăng khoảng 0,5% - 1%.

Thuế quan mới của Tổng thống Trump - Tác động đối với Việt Nam và thế giới

Còn theo Pavel Seleznev, Trưởng Khoa Quan hệ kinh tế quốc tế tại Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Nga, mục tiêu chính của Tổng thống Donald Trump là làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, nhưng để đạt được điều này, Mỹ cần ít nhất là các thị trường Đông Nam Á. Tổng thống Mỹ Donald Trump hiểu rằng, để sản xuất hàng hóa, cần phải giảm thuế trong nước, làm cho khu vực kinh tế thực sự hấp dẫn trở lại, để ngành công nghiệp có thể bắt đầu phát triển.

Các chuyên gia nước ngoài cũng bày tỏ quan điểm tiêu cực về triển vọng của nền kinh tế Mỹ. Một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới, Goldman Sachs, đã nâng ước tính về khả năng xảy ra suy thoái của nền kinh tế Mỹ trong 12 tháng tới từ 20% lên khoảng 35%. Vào đầu tháng 3, JP Morgan Chase, một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất thế giới đã ước tính khả năng suy thoái kinh tế Mỹ trong năm nay là khoảng 40%, mặc dù mức dự báo trước đó vào đầu năm 2025 chỉ là 30%.

Kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng ra sao?

Theo báo cáo từ phía Mỹ, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ ở mức 136,6 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Mỹ đạt 13,1 tỷ USD, duy trì thương mại lớn với Mỹ ở mức 123,5 tỷ USD, là một trong những đối tác có mức độ thâm hụt thương mại với Mỹ.

Theo các chuyên gia, thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ thách thức các nhà sản xuất lẫn các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam lại thấp hơn chúng ta.

PGS, TS Phùng Thế Đông, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, trước mắt 3 lo ngại tác động tiêu cực đối với Việt Nam khi Mỹ áp thuế là: xuất khẩu bị ảnh hưởng, doanh nghiệp FDI có thể rời đi và rủi ro bị coi là thao túng tiền tệ hoặc gian lận thương mại. Về xuất khẩu, Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 29,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; do vậy, nếu Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam sẽ làm giá hàng hóa Việt Nam cao hơn, giảm sức cạnh tranh so với hàng hóa từ các nước khác. Các ngành xuất khẩu của Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn là dệt may, da giày, gỗ, điện tử, thủy sản – là các hàng hóa phụ thuộc nhều vào thị trường Mỹ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI có thể rời đi. Các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao (gần 40% tỷ trọng xuất khẩu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng) xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là khu vực FDI, nhất là doanh nghiệp từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Việc Mỹ đánh thuế cao có thể khiến các doanh nghiệp FDI chuyển sang các nước khác, chẳng hạn như Mexico, Canada để tránh thuế nhờ hiệp định thương mại USMCA với Mỹ.

Rủi ro Việt Nam có thể bị gắn mác thao túng tiền tệ hoặc gian lận thương mại. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Donald Trump từng chỉ trích Việt Nam vì thâm hụt thương mại lớn với Mỹ và đe dọa áp thuế vì cho ràng Việt Nam thao túng tiền tệ. Do đó, nếu áp thuế, Mỹ có thể tăng giám sát gian lận thương mại, nhất là với hàng hóa Trung Quốc gắn mác Việt Nam để tránh thuế Mỹ.

Ở mức độ nào đó, các phản ứng chính sách từ Mỹ cũng sẽ tác động tiêu cực trong ngắn hạn đến thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam, như thị trường chứng khoán sẽ giảm điểm do tâm lý lo ngại rủi ro, nhất là cổ phiếu các ngành ảnh hưởng (dệt may, thủy sản, gỗ, điện tử, thép, nhôm); vốn đầu tư gián tiếp tiếp tục rút bớt, tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường; trái phiếu và khả năng vay nợ quốc tế bị ảnh hưởng; sức ép tỷ giá gia tăng, đồng VND có thể mất giá so với đồng USD...

Theo ông Đông, từ hôm nay ngày 3/4/2025 đến ngày 9/4/2025 là giai đoạn đàm phán giữa các quốc gia với Mỹ, trong đó có Việt Nam. Do vậy, cần chờ kết luận chính thức từ phía Mỹ cụ thể từng mặt hàng sẽ chịu mức thuế đối ứng. Việt Nam cần có những kịch bản cho các mức thuế khác nhau.

Hùng Anh (CTV)

Tin liên quan:

Hùng Anh (CTV)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

21°C - 26°C
Nhiều mây, không mưa
  • 23°C - 28°C
    Có mây, không mưa
  • 23°C - 27°C
    Có mây, không mưa
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]