Tháo gỡ khó khăn trong phát triển cây gai xanh phục vụ chế biến
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh đặt ra mục tiêu phát triển 6.457 ha cây gai xanh phục vụ chế biến, sản lượng nguyên liệu toàn vùng 700.000 tấn gai tươi/năm. Riêng năm 2021, toàn tỉnh phấn đấu trồng mới được 450 ha cây gai xanh, nâng tổng diện tích gai xanh của toàn tỉnh lên 600 ha.
Nông dân xã Tân Phúc (Lang Chánh) thu hoạch cây gai xanh.
Để thực hiện mục tiêu trên, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các địa phương rà soát, phân bổ chỉ tiêu trồng mới cây gai xanh. Tham mưu cho UBND tỉnh giao kế hoạch sản xuất cây gai xanh nguyên liệu năm 2021 đến từng địa phương. Tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh. Đồng thời, tổ chức hội nghị giao ban triển khai trồng mới cây gai xanh với các huyện có diện tích được giao. Trên cơ sở mục tiêu, chỉ tiêu được giao tại đề án và kế hoạch hàng năm, đa phần các huyện đã triển khai tới các địa phương xã, thôn, bản, hộ gia đình và phối hợp với Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu An Phước để phát triển cây gai xanh, lựa chọn đất, giao chỉ tiêu đến các xã, thị trấn.
Nỗ lực triển khai thực hiện các giải pháp, song phát triển diện tích cây gai xanh phục vụ chế biến của toàn tỉnh hiện vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. Tính đến trung tuần tháng 8-2021, toàn tỉnh mới thực hiện trồng mới được 250 ha, đạt 55,5% kế hoạch. Trong đó, nhiều địa phương không hoàn thành kế hoạch về phát triển diện tích, như: Huyện Lang Chánh, năm 2021, được giao chỉ tiêu trồng mới 40 ha cây gai xanh, nhưng đến trung tuần tháng 8-2021, mới trồng mới được 10 ha, đạt 25% kế hoạch.
Phân tích về nguyên nhân khiến nhiều địa phương không hoàn thành mục tiêu phát triển diện tích cây gai xanh, ông Trịnh Văn Chất, Trưởng Phòng Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, cho biết: Do liên kết, phối hợp chưa chặt chẽ, nhất là sự phối hợp giữa doanh nghiệp và các địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu theo đề án chưa thực sự được quan tâm. Việc chuyển đổi, bố trí đất trồng cây gai xanh còn nhiều hạn chế do người dân chưa thấy lợi ích kinh tế của cây trồng này. Bên cạnh đó, do nhà máy mới đi vào hoạt động, việc sản xuất và nhu cầu nguyên liệu chưa được tính toán cụ thể; trong khi cơ chế, chính sách đầu tư của công ty còn chưa linh hoạt và tạo thành động lực để khuyến khích nông dân phát triển cây gai xanh cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều nơi không duy trì và mở rộng được diện tích.
Để đẩy mạnh phát triển vùng trồng cây gai xanh nguyên liệu, ngày 26-4-2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 385/2021/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2023. Theo đó, các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân trồng cây gai xanh làm nguyên liệu sản xuất sợi dệt trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước, sẽ được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha để chuyển đổi từ trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh nguyên liệu. Hỗ trợ 50% chi phí mua giống cây gai xanh, chi phí mua máy tước vỏ cây gai xanh với mức 5 triệu đồng/máy. Hiện, ngành nông nghiệp đang phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu gai trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo động lực để bà con nông dân trên địa bàn tỉnh mở rộng diện tích trồng cây gai xanh. Bên cạnh đó, phối hợp với công ty thực hiện tốt các hợp đồng, thỏa thuận, thanh toán giá thu mua gai xanh nguyên liệu, bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng. Đồng thời, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Bài và ảnh: Hương Thơm
{name} - {time}
-
9 giờ trước
Từ chuyến hàng đầu tiên đến “cảng biển tỷ đô”
-
7:04 sáng nay
Trao 5.000 con gà giống cho Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ làm chủ
-
13:09 31/08/2021
Xã Tam Văn chú trọng phát triển lâm nghiệp
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bỉm Sơn: Viết tiếp truyền thống, vững vàng phát triển
Thanh Hóa hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên
Doanh nghiệp duy trì sản xuất trong đại dịch
Hiện hữu nỗi lo từ hàng loạt cống qua đê bị hư hỏng
Huyện Nga Sơn chủ động các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Khu dân cư Quảng Ninh - Tạo động lực thúc đẩy quá trình đô thị hóa huyện Quảng Xương
Doanh nghiệp duy trì sản xuất trong đại dịch ( Bài 4): Giữ vững thành quả “mục tiêu kép”
Gìn giữ và khôi phục nghề dệt thổ cẩm xã Thanh Lâm
Những sáng kiến vượt khó, phát triển
Địa phương
Thời tiết
- 28°C - 33°CCó mây, không mưa
- 24°C - 33°CCó mây, có mưa rào và dông