Bay qua bầu trời xanh của Bangkok, một chiếc máy bay nhỏ phun sương trắng lên lớp sương mù dày đặc như súp đậu trên trời.

Thái Lan phun đá khô vào khí quyển để giảm thiểu ô nhiễm không khí

Bay qua bầu trời xanh của Bangkok, một chiếc máy bay nhỏ phun sương trắng lên lớp sương mù dày đặc như súp đậu trên trời.

Thái Lan phun đá khô vào khí quyển để giảm thiểu ô nhiễm không khíKhói mù ô nhiễm bao phủ thủ đô Bangkok, Thái Lan. (Nguồn: Reuters/TTXVN)

Đây là nỗ lực của Thái Lan nhằm giảm ô nhiễm không khí ngột ngạt bên trên thủ đô, nơi mức ô nhiễm đã cao gấp 8 lần mức trung bình tối đa hằng ngày mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị.

Ngày 24/1, Chính quyền thành phố Bangkok đã chỉ thị đóng cửa hơn 350 trường học tại 31 quận, tức là nhiều hơn 100 trường so với một ngày trước đó, do ô nhiễm không khí. Bangkok được xem là thành phố lớn ô nhiễm thứ 7 thế giới theo công cụ giám sát chất lượng không khí IQAir.

Đây là phương pháp nghịch nhiệt, theo đó cơ quan tạo mưa Hoàng gia sẽ điều máy bay lên trời, phun nước lạnh hoặc đá khô để làm mát lớp không khí ấm 2 lần/ngày.

Đá khô (khí CO2 đông đặc) do công ty dầu khí khổng lồ PTT của Thái Lan và các công ty năng lượng khác cung cấp. Bên cạnh đó, công ty nhiên liệu hóa thạch Bangkok Industrial Gas (BIG) cũng đã tặng đá khô cho chương trình trong tháng này. Giám đốc điều hành BIG, ông Piyabut Charuphen cho biết món quà này là một phần trong cam kết của công ty nhằm tạo ra một tương lai bền vững.

Về lý thuyết, việc giảm chênh lệch nhiệt độ sẽ giúp các hạt bụi mịn PM2.5 bị mắc kẹt trong không khí dễ dàng phân tán vào tầng khí quyển phía trên hơn. Kỹ thuật mới này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 2024 và vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Nhà chức trách Thái Lan cũng triển khai một máy bay khác đo nồng độ chất ô nhiễm trước và sau khi phun nhằm đánh giá sự khác biệt về chất lượng không khí.

Người đứng đầu chương trình trên, ông Chanti Detyothin cho biết: "Nồng độ (PM 2.5) đã thấp hơn. Dữ liệu cho thấy bụi mịn đã tan". Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng không thể "làm cho ô nhiễm biến mất hoàn toàn. Ngay cả với công nghệ mới này, vẫn có những hạn chế".

Đây là phương pháp không thông thường, chỉ được sử dụng ở Thái Lan và hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy hiệu quả của biện pháp này trong việc làm giảm ô nhiễm. Bản thân CO2 là một loại khí nhà kính và tác động của việc phun đá khô vào khí quyển đối với môi trường và sức khỏe vẫn chưa được hiểu đầy đủ.

Nhiều nước từ lâu đã thử “gieo hạt mây”, tức là tiêm các hóa chất như bạc iodide vào mây để tạo mưa hoặc tuyết rơi, nhằm giảm thiểu hạn hán và ô nhiễm không khí. Nhưng hiệu quả của phương pháp này vẫn còn là câu hỏi. Các nhà khoa học cho biết nghịch nhiệt có tác dụng không đáng kể trong việc tạo mưa và hấp thụ các chất ô nhiễm.

Bộ Y tế công cộng cho biết tình trạng ô nhiễm này đã ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 triệu người kể từ cuối năm 2023 và khiến Thái Lan thiệt hại hơn 88 triệu USD chi phí chăm sóc y tế.

Thị trưởng Bangkok, ông Chadchart Sittipunt cho biết thủ phạm chính là khí thải từ xe cộ, thói quen đốt rác thải mùa vụ ở khu vực rộng lớn hơn và điều kiện thời tiết “đóng”, tức là lớp khí quyển ấm áp bao phủ bụi, ngăn bụi phát tán.

Ước tính, một chuyến bay phun đá khô có thể tốn tới 1.500 USD. Máy bay cất cánh từ 3 căn cứ trên khắp cả nước, chi phí có thể lên tới 9.000 USD/ngày.

Chuyên gia Ekbordin Winijkul của Viện Công nghệ châu Á, nhận định Bangkok sẽ tiết kiệm chi phí hơn nếu giải quyết các nguyên nhân gây ô nhiễm bằng các biện pháp đã được chứng minh như các khu vực giao thông phát thải thấp.

Theo ông, chính quyền thành phố cũng đã theo đuổi nhiều biện pháp trong số này, như cấm một số loại xe hạng nặng và hợp tác với các tỉnh khác để kiểm soát việc đốt rơm rạ./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]