(Baothanhhoa.vn) - Nhận thức được những tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch, những năm qua, tỉnh đã ưu tiên bố trí các nguồn lực tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, nhất là phát triển các tuyến giao thông kết nối tới đô thị du lịch biển Sầm Sơn. Đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển du lịch. Có thể thấy, từ những chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế, một Sầm Sơn hiện đại, thân thiện, hấp dẫn đã hình thành, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng và tắm biển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo nền tảng vững chắc, xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia

Nhận thức được những tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch, những năm qua, tỉnh đã ưu tiên bố trí các nguồn lực tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, nhất là phát triển các tuyến giao thông kết nối tới đô thị du lịch biển Sầm Sơn. Đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển du lịch. Có thể thấy, từ những chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế, một Sầm Sơn hiện đại, thân thiện, hấp dẫn đã hình thành, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng và tắm biển.

Tạo nền tảng vững chắc, xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia

Kết cấu hạ tầng du lịch Sầm Sơn được đầu tư đồng bộ, khang trang.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là dịch vụ du lịch, UBND thành phố đã ban hành một số chỉ thị, nghị quyết chuyên đề, đề án về cơ chế hỗ trợ trên các lĩnh vực và chương trình trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội, như: Phát triển bền vững ngành dịch vụ du lịch; phát triển kinh tế thủy sản gắn với đảm bảo quốc phòng – an ninh trong thời kỳ mới và chương trình nâng cao chất lượng văn hóa cơ sở gắn với xây dựng văn hóa, văn minh đô thị... Ngoài ra, ban chấp hành đảng bộ còn ban hành nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động du lịch đến năm 2020... Trong đó đề ra các nhiệm vụ và giải pháp về tập trung lãnh đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về du lịch; làm tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, xây dựng; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư về lĩnh vực du lịch, dịch vụ, nhất là các dự án (DA) có quy mô lớn, đồng bộ, hiện đại, khu vui chơi giải trí. Để thực hiện thắng lợi, hiệu quả các nghị quyết, chương trình, DA trên, nhất là đối với các DA về hạ tầng, phát triển du lịch... thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan của tỉnh, doanh nghiệp, chủ đầu tư trong chủ trương đầu tư, triển khai thực hiện các DA; đồng thời chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan và địa phương nơi có DA đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là các hộ nằm trong vùng DA trong việc chia sẻ khó khăn trước mắt, vì sự phát triển du lịch của tỉnh nói chung, thành phố nói riêng, từ đó phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của thành phố, địa phương và nhà đầu tư thực hiện tốt công tác kiểm kê, bồi thường giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư thi công...

Theo số liệu của UBND TP Sầm Sơn, đến tháng 12-2018, UBND thành phố đang làm chủ đầu tư thực hiện 102 DA với tổng giá trị đầu tư khoảng 4.270,5 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương và tỉnh hỗ trợ 1.734,2 tỷ đồng, ngân sách thành phố 2.496,4 tỷ đồng, còn lại là vốn khác). Cùng với đó, trên địa bàn thành phố đã và đang triển khai thực hiện một số DA lớn, trọng điểm, như: DA đường giao thông nối TP Sầm Sơn với Khu Kinh tế Nghi Sơn (giai đoạn 1); DA Khu đô thị du lịch sinh thái FLC; DA Khu đô thị du lịch sinh thái biển Đông Á... Đến nay, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch và các DA trên địa bàn thành phố cơ bản đã hoàn thành theo hướng đồng bộ, hiện đại, tạo bộ mặt đô thị du lịch theo hướng văn minh, hiện đại, thân thiện đối với du khách... Trong đó, một số DA, công trình quy mô lớn được đầu tư xây dựng đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị Sầm Sơn như các DA: Đường Hồ Xuân Hương, Đại lộ Nam sông Mã, Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ... Ngoài ra, để thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, HĐND thành phố cũng đã ban hành một số nghị quyết, như: Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2017-2020; cơ chế khuyến khích phát triển tiểu, thủ công nghiệp; chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng đường bê tông liên thôn, xóm, khu phố và cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đến nay đã có 3 nghị quyết được triển khai thực hiện với tổng kinh phí hỗ trợ gần 18,7 tỷ đồng.

Với việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, bền vững, đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch. Ngoài ra, hệ thống các cơ sở lưu trú (CSLT) cũng được chỉnh trang, nâng cấp và xây dựng mới tương đối khang trang, với trên 460 CSLT, gần 18.000 phòng, cơ bản đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của du khách, cũng như góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của du lịch Sầm Sơn. Tuy nhiên, cũng do số lượng khách lớn, lại thường xuyên “cháy phòng” nhất là vào các đợt cao điểm nắng nóng, ngày nghỉ cuối tuần nên việc kinh doanh dịch vụ lưu trú vẫn tồn tại không ít phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ nói riêng và hình ảnh du lịch Sầm Sơn nói chung. Trong đó, “nóng” hơn cả đó là công tác quản lý giá cả, việc niêm yết và bán hàng theo giá, chất lượng dịch vụ, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường...

Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ du lịch, nhất là trong hoạt động kinh doanh lưu trú, hàng năm trước mùa du lịch UBND thành phố yêu cầu các CSLT phải tuân thủ nghiêm các quy định về kinh doanh lưu trú du lịch... Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố và địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra... qua đó kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các CSLT và cá nhân vi phạm trong quá trình kinh doanh dịch vụ du lịch và lưu trú, cũng như các hành vi ứng xử thiếu văn hóa đối với du khách, làm ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của thành phố.

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Thành ủy, qua gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, bằng các chương trình, hành động cụ thể, sát thực trong triển khai và thực hiện, kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục duy trì, phát triển bền vững, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị du lịch được đầu tư đồng bộ theo hướng văn minh, hiện đại. Trong 30 chỉ tiêu chủ yếu mà Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI đã quyết nghị, có 11 chỉ tiêu đạt và vượt, 4 chỉ tiêu hàng năm đạt và vượt. Trong đó tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 17,7%, vượt 1,2% so với chỉ tiêu đại hội đề ra, cao gấp 1,6 lần bình quân chung của tỉnh; tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 11.400 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hóa đạt 84%. Tỷ trọng ngành dịch vụ du lịch luôn giữ vững vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm 66,6%. Trong đó, năm 2017 đón 4,2 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt 3.065 tỷ đồng (năm 2016 đón 4,1 triệu lượt khách, doanh thu đạt 2.855 tỷ đồng); năm 2018, đón 4,285 triệu lượt khách du lịch; doanh thu đạt 3.660 tỷ đồng... Ngành dịch vụ du lịch có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả, lượng khách và doanh thu ngày càng tăng. Đó là kết quả từ việc đã phát huy được những tiềm năng lợi thế sẵn có, thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, nâng tầm du lịch biển Sầm Sơn. Do vậy, năm 2017, Sầm Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là 1 trong 5 khu du lịch hàng đầu của cả nước.

Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI đề ra, tạo sự bứt phá mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển của thành phố trong những năm tới, TP Sầm Sơn tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển mạnh mẽ dịch vụ, du lịch; nghiên cứu xây dựng, khai thác một số sản phẩm du lịch mới, như: Lễ hội Trống Mái – Tình yêu vĩnh hằng; tuyến du lịch ngược xuôi sông Mã, các dịch vụ tại khu vực Nam Sầm Sơn... phấn đấu đến năm 2020 đón khoảng 5 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt trên 5.000 tỷ đồng. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện các DA đầu tư du lịch đã được cấp phép; ưu tiên phát triển và chế biến hải sản; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với kinh tế du lịch, nhân rộng mô hình nông nghiệp sạch; thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển...

Có thể khẳng định, với chủ trương đúng đắn của tỉnh, với những giải pháp, định hướng phát triển bền vững, cùng với sự vào cuộc quyết liệt, quyết tâm cao của TP Sầm Sơn trong việc thay đổi chất lượng dịch vụ du lịch, Sầm Sơn đang phát triển đúng hướng, sẽ trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia.

Bài và ảnh: Duy Sơn


Bài Và Ảnh: Duy Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]