Tăng tiền lương đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2024
Từ ngày 1/7/2024, khi tiền lương của công chức, viên chức tăng lên thì cũng sẽ tăng tiền lương đóng BHXH bắt buộc.
Khi tiền lương của công chức, viên chức tăng lên thì cũng sẽ tăng tiền lương đóng BHXH bắt buộc.
Thời điểm ngày 1/7/2024 sẽ là lúc thực hiện nhiều chính sách quan trọng về tiền lương, trong đó có việc cải cách tiền lương và tăng lương tối thiểu vùng.
Tăng tiền lương đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2024:
Tiền lương đóng BHXH bắt buộc với cán bộ, công chức, viên chức
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Hiện hành, tiền lương này tính trên mức lương cơ sở (Mức lương cơ sở từ ngày 1/1 – 30/6/2024 là 1.800.000 đồng/tháng).
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại mục (1) này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.
2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở (Mức lương cơ sở từ ngày 1/1 – 30/6/2024 là 1.800.000 đồng/tháng).
Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương thì sẽ bãi bỏ lương cơ sở.
Theo thông tin mới nhất, từ ngày 1/7/2024 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.
Như vậy, thời điểm 1/7/2024 khi tiền lương của công chức, viên chức tăng lên thì cũng sẽ tiền lương đóng BHXH bắt buộc với cán bộ, công chức, viên chức.
Tiền lương đóng BHXH do doanh nghiệp quyết định
1. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động, bao gồm:
- Mức lương ghi trong hợp đồng lao động.
- Phụ cấp lương: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thực hiện từ ngày 1/1/2018.
2. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm:
Tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ.
(3) Tiền lương tháng làm căn cứ đóng đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định; đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương là tiền lương do đại hội thành viên quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
(4) Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Từ ngày 1/7/2024, dự kiến sẽ tăng lương tối thiểu vùng thêm 6%.
Mức lương tối thiểu tháng được đề xuất tăng 200.000-280.000 đồng tùy từng vùng. Nếu được thông qua, lương vùng 1 nâng lên 4,96 triệu đồng; vùng 2 là 4,41 triệu đồng; vùng 3 là 3,86 triệu đồng và vùng 4 là 3,45 triệu đồng.
Lương tối thiểu giờ tăng tương ứng 6%, dao động 16.600-23.800 đồng. Theo đó, vùng 1 lên 23.800 đồng; vùng 2 lên 21.200 đồng; vùng 3 lên 18.600 đồng; vùng 4 lên 16.600 đồng.
(Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2024 - 30/6/2024 áp dụng tại các vùng đang dao động 3,25 - 4,68 triệu đồng).
(5) Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BH TNLĐ-BNN cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BH TNLĐBNN bằng 20 tháng lương cơ sở. (Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn khi bỏ lương cơ sở thì mức lương tháng đóng BHXH sẽ tính thế nào).
Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
Theo VTV
{name} - {time}
-
2025-01-22 16:05:00
Chi tiết các điểm bắn pháo hoa tại các địa phương trong đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ
-
2025-01-22 15:56:00
Lương Ngoại xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
-
2024-02-28 06:40:00
Quy định mới về tuyển thẳng chuyên nghiệp đối với Công an Nhân dân nghĩa vụ
Liên đoàn Lao động tỉnh thăm hỏi, động viên gia đình đoàn viên có con bị tử vong do tai nạn
Hạnh phúc của tuổi trẻ
Bản chân mây
Hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” Việt Nam trong dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3)
Các cấp Công đoàn huyện Như Xuân động viên tân binh nhập ngũ
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Mỗi thầy thuốc cần luôn giữ lửa với nghề
Nở rộ dịch vụ tổ chức sự kiện
Cho những chuyến cá đầy
Hành trình của Pàng