Tăng cường bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của trẻ em
NDO - Cục Bà mẹ và Trẻ em đề nghị Cục Báo chí, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử có biện pháp xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.
Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 305/BMTE-BV ngày 25/4/2025 gửi Cục Báo chí, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử về việc tăng cường công tác bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.
Công văn nêu rõ, trong thời gian qua, một số báo điện tử và tài khoản mạng xã hội đăng bài, clip phản ánh một số vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, các thông tin này đã góp phần hỗ trợ cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng và các hành vi vi phạm quyền trẻ em nói chung.
Mặc dù vậy, một số báo điện tử và trang mạng xã hội khi đăng tải thông tin đã vi phạm quy định về bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của trẻ em theo quy định tại Điều 21 và Khoản 2 Điều 54 Luật Trẻ em và Điều 33 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.
Để bảo đảm quyền trẻ em, bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, Cục Bà mẹ và Trẻ em đề nghị Cục Báo chí, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đúng quy định của pháp luật và có biện pháp xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.
Theo Điều 21 của Luật Trẻ em về quyền bí mật đời sống riêng tư: (1). Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. (2). Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
Khoản 2 Điều 54 Luật Trẻ em quy định trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
Còn theo Điều 33 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
NDO
{name} - {time}
-
2025-04-26 11:14:00
Thiệu Hóa: Dừng hoạt động trang trại chăn nuôi lợn do vi phạm quy định về bảo vệ môi trường
-
2025-04-26 09:56:00
Tự hào lắm Việt Nam ơi!
-
2025-04-26 08:18:00
TV 360 phát động chương trình "Yêu nước theo cách của bạn”
Bộ Nội vụ đề xuất tăng gần gấp đôi trợ cấp cho thanh niên xung phong
Tăng cường kiểm tra phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại các địa phương
LĐLĐ huyện Vĩnh Lộc phát động “Tháng Công nhân” và hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động"
Đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh
Tăng cường bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng mùa du lịch
Triển khai Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng mức sinh cao, vùng khó khăn năm 2025
Sẽ điều chỉnh hàng loạt quy định đất đai phù hợp với mô hình chính quyền hai cấp
Bỏ cấp huyện, mỗi xã sẽ có 2 ô tô công, trụ sở dôi dư có thể cho thuê