Sự ám ảnh ở thời điểm tưởng như an toàn nhất
Ngay trước thềm Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và những ngày đầu của tháng 5 - Tháng công nhân, tai nạn lao động vẫn xảy ra, thậm chí còn ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng.
Đau xót nhất là vụ tai nạn tại Nhà máy xi măng Yên Bái làm 7 người chết, 3 người bị thương. Và khi sự đau thương còn chưa lắng xuống, chúng ta lại phải đón nhận thông tin về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khác xảy ra tại Công ty TNHH SXTM gỗ Bình Minh ở tỉnh Đồng Nai làm 6 người chết do nổ nồi hơi làm nhiều người bị thương vào đúng Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Nguyên nhân của vụ tai nạn được xác định là do nồi hơi đã hết hạn kiểm định.
Nhiều người lao động đang dấy lên nỗi lo ở chính thời điểm mà họ được quan tâm nhiều nhất, bảo vệ nhiều nhất. Phải chăng đó là nghịch lý, ở một góc độ nào đó có thể nói đây là một sự cô đơn của người lao động. Những vụ việc, con số thương vong, cho thấy việc siết lại an toàn lao động càng trở nên cấp thiết biết chừng nào. Dù là yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật, nhưng không ít người lao động trong doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa được huấn luyện về vấn đề này; chưa được trang bị những dụng cụ bảo hộ lao động và thiết bị làm việc đảm bảo an toàn đúng nghĩa...
Dường như đứng trước nhiều lợi ích, không ít chủ doanh nghiệp đã chọn lợi ích ngắn hạn. Họ cho rằng tai nạn lao động là điều không may, xác suất thấp, nên thường tính toán để đảm bảo lợi ích cho mình hơn là cho người lao động. Vậy nên, sự đầu tư trang thiết bị bảo hộ lao động ở một số doanh nghiệp chỉ mang tính đối phó, nửa vời, chưa giúp nhiều cho việc cải thiện điều kiện lao động. Qua thanh tra điều kiện an toàn lao động tại doanh nghiệp, cơ quan thanh tra lao động phát hiện còn nhiều sai phạm với những “lỗ hổng" chết người.
Tại lễ phát động hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” và “Tháng công nhân” năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đã đề nghị các cấp, ngành, doanh nghiệp cần phải tiếp tục cải thiện điều kiện làm việc, chủ động ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; bảo đảm đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời những sai phạm, giảm thiểu tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định một trong các quyền cơ bản của người lao động là được làm việc đảm bảo an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc. Vì vậy, bất luận thế nào chủ doanh nghiệp cũng không được chủ quan với sự an toàn, an nguy tính mạng của người lao động. Người sử dụng lao động phải luôn nhớ rằng, công nhân lao động là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, để có sự quan tâm, chăm lo đúng mức. Nhất là, phải nhận thức được rằng, việc phát triển kinh tế bền vững cần đi kèm với bảo đảm cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, được chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ. Đây là tiêu chí chung trong quá trình phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Tuệ Minh
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-05-12 10:45:00
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Thạch Thành
Hội thảo khoa học “Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu và vùng đất Băng Sơn”
Có thực sự “chữa lành” được không?
Đảm bảo an toàn bến khách ngang sông mùa mưa bão
LĐLĐ huyện Bá Thước phát động “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” và “Tháng Công nhân” năm 2024
Hội thao công nhân, viên chức, lao động huyện Quan Hóa
Công ty TNHH Giầy Rollsport Việt Nam tổ chức Hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi năm 2024
[Góc nhìn]: Làm gì với mùa hè?
Điểm tựa tin cậy của người lao động huyện Nông Cống
Nguy cơ mất an toàn lao động tại các làng nghề