Dữ liệu của Bộ Giáo dục cho thấy từ năm 2019-2023, số lượng sinh viên bỏ học trung bình tại các trường đại học quốc gia ở các tỉnh xa xôi đã tăng gấp đôi so với khu vực đô thị.

Số lượng sinh viên bỏ học ở Hàn Quốc tăng đột biến trong 5 năm qua

Dữ liệu của Bộ Giáo dục cho thấy từ năm 2019-2023, số lượng sinh viên bỏ học trung bình tại các trường đại học quốc gia ở các tỉnh xa xôi đã tăng gấp đôi so với khu vực đô thị.

Số lượng sinh viên bỏ học ở Hàn Quốc tăng đột biến trong 5 năm quaHọc sinh Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Dữ liệu của Chính phủ Hàn Quốc ngày 18/9 cho thấy các trường đại học ở các tỉnh nước này đã chứng kiến sự gia tăng đột biến về số lượng sinh viên bỏ học, với gần 90.000 sinh viên tự nguyện bỏ học trong 5 năm qua.

Theo phóng viên tại Seoul, bất chấp những nỗ lực thành lập các trường đại học ở các trung tâm các tỉnh để thúc đẩy phát triển cân bằng, tình trạng tập trung sinh viên ở các khu vực đô thị như Seoul, Incheon và tỉnh Gyeonggi vẫn tiếp diễn.

Dữ liệu của Bộ Giáo dục cho thấy từ năm 2019-2023, số lượng sinh viên bỏ học trung bình tại các trường đại học quốc gia ở các tỉnh xa xôi đã tăng gấp đôi so với khu vực đô thị.

Trong số 37 trường đại học quốc gia trên toàn quốc, 5 trường ở Seoul và tỉnh Gyeonggi đã chứng kiến 5.499 sinh viên bỏ học trong 5 năm qua. Ngược lại, các trường đại học xa Seoul hơn đã chứng kiến 84.521 sinh viên bỏ học, đánh dấu sự cách biệt gấp 15,3 lần.

Trung bình, các trường đại học quốc gia ở vùng đô thị mất khoảng 1.100 sinh viên cho mỗi trường, trong khi những trường ở vùng sâu vùng xa báo cáo trung bình là 2.641 sinh viên - cao hơn khoảng 2,4 lần.

Đại học Quốc gia Kangwon ở Chuncheon, tỉnh Gangwong, ghi nhận số lượng sinh viên bỏ học cao nhất, với 7.196 sinh viên, tiếp theo là Đại học Quốc gia Kyungpook ở Daegu với 5.602 sinh viên và Đại học Quốc gia Chonnam ở Gwangju với 5.295 sinh viên.

Theo giới chức Hàn Quốc, tỷ lệ sinh viên bỏ học ngày càng tăng đang đẩy chi phí giáo dục bình quân đầu người cho những sinh viên còn lại lên cao, theo đó tạo nên vòng luẩn quẩn về chất lượng giáo dục và dịch vụ phúc lợi suy giảm, đặc biệt là khi học phí đại học bị đóng băng.

Thực tế này cho thấy nhu cầu cấp thiết về hỗ trợ chính sách cấp quốc gia và nỗ lực tự cải cách của các trường đại học địa phương./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]