(Baothanhhoa.vn) - Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, sự nỗ lực quyết tâm của đảng bộ, chính quyền, nhất là sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của Nhân dân, huyện Nông Cống đã gặt hái được nhiều kết quả to lớn. Đến nay 28/28 xã đạt chuẩn NTM, 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Nông Cống đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2020.

Nông Cống phát huy thành quả trong xây dựng huyện NTM, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, sự nỗ lực quyết tâm của đảng bộ, chính quyền, nhất là sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của Nhân dân, huyện Nông Cống đã gặt hái được nhiều kết quả to lớn. Đến nay 28/28 xã đạt chuẩn NTM, 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Nông Cống đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2020.

Nông Cống phát huy thành quả trong xây dựng huyện NTM, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

Công nhân Công ty TNHH Kim Việt, thị trấn Nông Cống trong ca sản xuất. Ảnh: Xuân Hùng

Nông Cống là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, là nơi Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa chống giặc Ngô (thế kỷ thứ III); là địa bàn quan trọng của phong trào chống nhà Đường (thế kỷ thứ VII) do 5 cha con Lê Ngọc lãnh đạo... Thế kỷ thứ XV, tướng quân Nguyễn Chích đắp thành lũy kết nối núi Hoàng, núi Nghiêu thành căn cứ Hoàng Nghiêu khởi nghĩa chống giặc Minh trước khi hội nhập cùng nghĩa quân Lam Sơn; tướng quân Ðỗ Bí là người con của quê hương Nông Cống lập nhiều chiến công và là một trong những khai quốc công thần triều Lê. Nông Cống còn là nơi nhiều vị khai quốc công thần được vua Lê ban lộc điền và sinh sống trên địa bàn huyện; đền thờ của các vị trở thành di tích lịch sử - văn hóa, như: Đền thờ Lê Hiểm - Lê Hiêu, Đền thờ Vũ Uy (xã Tân Phúc) được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia; Đình và Đền thờ họ Đinh - nơi thờ Đinh Liệt, Đinh Lễ, Đinh Bồ - làng Đông Cao (xã Trung Chính), Đền thờ Đỗ Bí - làng Cung Điền (xã Minh Nghĩa) được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh... Nông Cống là vùng đất giàu truyền thống hiếu học, có 24 người được ghi danh trong Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đặc biệt vùng đất Cổ Đôi (làng Phu Huệ, xã Hoàng Giang ngày nay) có dòng họ Lê Sỹ 3 đời có người đỗ Tiến sĩ, được Vua Lê ban tặng câu đối: Tiến sĩ ba đời lừng đất Việt/ Công hầu một họ ánh trời Nam.

Triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, năm 2010 huyện Nông Cống đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cấp huyện, cấp xã; phân công các thành viên trực tiếp chỉ đạo các xã, thôn, thường xuyên bám sát cơ sở, kịp thời hỗ trợ, giúp các địa phương giải quyết các vấn đề phát sinh. Ngoài ra, huyện và các xã đã thành lập Ban Quản lý Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXII, khóa XXIII, khóa XXIV đều xác định “Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM” là chương trình trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Ban Thường vụ Huyện ủy đã bám sát nội dung, ban hành các nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM; các cấp ủy, chính quyền đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Công tác tuyên truyền về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở triển khai sâu rộng, với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú. Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể từ huyện đến xã đã tập trung triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, xây dựng đô thị văn minh”; phát động “Toàn dân chung tay xây dựng NTM”; triển khai thực hiện nhiều mô hình mang lại hiệu quả tích cực, như “Trồng hoa, cây cảnh thay cỏ dại ven đường”; mô hình “Thu gom, xử lý vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm vệ sinh đồng ruộng và chất lượng an toàn thực phẩm”; mô hình “Cựu chiến binh phối hợp tham gia chỉnh trang nhà văn hóa thôn và xây dựng tủ sách pháp luật”, mô hình “Dòng sông không rác thải”, “Câu lạc bộ Thanh niên phát triển kinh tế”; phong trào “Nhà sạch - vườn đẹp - ngõ văn minh, 5 không - 3 sạch”, “chỉnh trang công sở, cơ quan, trường học, công ty”...

Đi đôi với đó, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện quy hoạch xây dựng NTM và đề án xây dựng NTM, quy hoạch chung xây dựng xã gắn với quy hoạch vùng huyện đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2070 đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 1863/QĐ-UBND ngày 2-6-2021, đồng thời, ban hành quy chế quản lý theo đúng quy định.

Những năm qua, huyện Nông Cống đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, công nghệ cao; thực hiện tốt quy hoạch vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau màu hàng hóa; đồng thời, chuyển đổi vùng sản xuất hiệu quả thấp sang mô hình trang trại tổng hợp và nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, với diện tích hơn 1.500 ha; cải tạo vườn tạp 1.200 ha. Bước đầu đã hình thành được 5 vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, với tổng diện tích 7.361 ha: vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP; vùng sản xuất cói tập trung; vùng sản xuất cây ăn quả tập trung và vùng trồng cây thức ăn chăn nuôi. Huyện đã xây dựng và hình thành 5 vùng chăn nuôi tập trung, gồm 1 vùng chăn nuôi gia cầm; 3 vùng chăn nuôi lợn; 1 vùng chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao; hình thành 3 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, với diện tích 375 ha; trong đó, 1 vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản nước lợ theo hướng quảng canh, quảng canh cải tiến 200 ha; 1 vùng nuôi cá nước ngọt tập trung, với diện tích 150 ha; 1 vùng nuôi tôm công nghiệp, công nghệ cao tập trung 25 ha. Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay huyện có 6 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên, gồm: miến gạo Thăng Long, gạo sạch Hương Quê, gạo tím Quê Nông thôn, dưa Aiko, dứa đóng hộp Trường Tùng, chậu cói Tân Thọ. Toàn huyện có 40 HTX đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; trong đó, 35 HTX dịch vụ nông nghiệp, 4 HTX thu mua rau củ quả, 1 HTX nuôi trồng thủy sản và các HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012.

Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và hạ tầng giao thông, Nông Cống tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (CCN) nhằm tạo thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Huyện Nông Cống đã, đang và sẽ quy hoạch các CCN, như: CCN Hoàng Sơn, CCN Cầu Quan, CCN thị trấn Nông Cống, CCN Tân Thọ, CCN Tượng Lĩnh, CCN Vạn Thắng, CCN Tế Nông; các Khu công nghiệp Tượng Lĩnh, Yên Mỹ. Đến nay, trên địa bàn huyện có 480 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 362 doanh nghiệp so với năm 2010, giải quyết việc làm cho hơn 25.000 lao động, thu nhập bình quân đạt 8 triệu đồng/người/tháng. Huyện có 7 làng nghề đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận, trong đó làng nghề miến gạo Thăng Long được Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể. Thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển mạnh, góp phần quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu về hàng hóa và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Kinh tế phát triển, đời sống Nhân dân được nâng lên, huyện Nông Cống có điều kiện huy động các nguồn lực cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau, giai đoạn 2010-2021, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa.

Các hoạt động văn hóa - thông tin luôn được huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện luôn tổ chức tốt các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao. Bệnh viện Đa khoa huyện được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là bệnh viện hạng II, Bệnh viện Đa khoa Tâm Đức Cầu Quan được Bộ Y tế phân tuyến chuyên môn kỹ thuật là tuyến 3 và xếp hạng tương đương với bệnh viện hạng 3, Trung tâm Y tế huyện là đơn vị y tế hạng III. Ngành giáo dục – đào tạo huyện luôn trong top dẫn đầu của tỉnh. Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo đạt 74,74%, tăng 52,04% so với năm 2010. Các chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, giảm nghèo bền vững được thực hiện kịp thời, đúng quy định. 29/29 xã, thị trấn đã ký hợp đồng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hàng tháng; chất thải rắn, chất thải y tế trên địa bàn cơ bản được thu gom và xử lý theo quy định; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đều đạt tiêu chuẩn môi trường. 98,41% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 69,47% số hộ dùng nước sạch.

Những năm qua, huyện Nông Cống đã tập trung xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và đội ngũ cán bộ, công chức đạt trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được bảo đảm, không hình thành điểm nóng phức tạp, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật được kiềm chế và giảm qua từng năm; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển mạnh mẽ, sâu rộng.

Phát huy kết quả đạt được, huyện Nông Cống xác định mục tiêu giai đoạn 2021-2025, xây dựng NTM phát triển toàn diện, bền vững đi vào chiều sâu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân. Tiếp tục thực hiện hiệu quả xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu nông nghiệp; duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM, huyện NTM. Phấn đấu đến năm 2025, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu đạt 22.953 tỷ đồng; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 16%, trong đó, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp 5,7%; công nghiệp - xây dựng 18,91%; dịch vụ 17,92%. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế, nông, lâm, thủy sản 15,23%; công nghiệp - xây dựng 51,9%; dịch vụ 32,87%. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt 76 triệu đồng trở lên. Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao 1.000 ha; giá trị sản xuất/1 ha canh tác đạt 130 triệu đồng. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2021–2025 đạt 25.000 tỷ đồng trở lên... Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, có 50% số xã NTM nâng cao, trong đó 20% số xã NTM kiểu mẫu, đến năm 2025 có ít nhất 30 sản phẩm đạt OCOP 3 sao trở lên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 80%; duy trì 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm, trong đó 30% đạt tiêu chí nâng cao. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia 95% trở lên. Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 100%, trong đó tỷ lệ dùng nước sạch 75%. Tỷ lệ khu dân cư đạt chuẩn về an ninh trật tự 95% trở lên.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, huyện Nông Cống tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng NTM bền vững, đổi mới phương thức, cách thức tiếp cận, phát huy dân chủ và vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, thu hút các nguồn lực trong toàn xã hội cùng tham gia xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa công nghệ cao. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại. Tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục - đào tạo. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng dân cư, các cơ quan, trường học, doanh nghiệp. Nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh cho Nhân dân. Thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.

Hơn 10 năm xây dựng NTM, huyện Nông Cống huy động 9.239 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương 1,22%, ngân sách tỉnh 3,4%, ngân sách huyện 5,59%, ngân sách xã 8,13%, vốn tín dụng 0,44%, vốn doanh nghiệp đầu tư 0,58%, vốn lồng ghép 0,11%, nguồn lực Nhân dân đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi 3,95% và đầu tư xây dựng, cải tạo, chỉnh trang nhà ở... 76,58%. Từ nguồn vốn huy động, hệ thống giao thông; các công trình thủy lợi, đê điều của huyện, xã được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới; mạng lưới điện nông thôn được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, phủ khắp các địa bàn dân cư. Hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao đã được đầu tư theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 42,5% năm 2010 xuống còn 23,41% năm 2021; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 36,8% lên 49,4%; ngành dịch vụ tăng từ 20,7% lên 27,19%. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt 48,81 triệu đồng.

Nguyễn Quốc Tiến, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Nông Cống



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]