(Baothanhhoa.vn) - Nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực ứng dụng các giải pháp công nghệ trong các quy trình sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm,... từ đó thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, kiến tạo giá trị mới, mở ra cơ hội phát triển.

Nhanh nhạy nắm bắt xu thế, doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số

Nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực ứng dụng các giải pháp công nghệ trong các quy trình sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm,... từ đó thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, kiến tạo giá trị mới, mở ra cơ hội phát triển.

Nhanh nhạy nắm bắt xu thế, doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi sốAnh Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Vạn Hoa trong một buổi giới thiệu hàng hóa của công ty.

Để tạo lợi thế cạnh tranh trước rất nhiều sản phẩm cùng loại trên thị trường, từ năm 2018 trở lại đây, Công ty CP Nông nghiệp Vạn Hoa ở xã Nga Thủy (Nga Sơn) đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Anh Nguyễn Văn Nam, giám đốc công ty cho biết: "Để tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng hơn, ngoài việc tham gia các hội chợ để trực tiếp giới thiệu sản phẩm tới khách hàng, công ty chúng tôi còn xây dựng kênh Tiktok, Zalo, Facebook để quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, sử dụng phần mềm kế toán, quản lý bán hàng, quản lý hoạt động phân phối hàng hóa... Nhờ sử dụng các công cụ hỗ trợ mà công ty có thể bán và tiếp cận khách hàng 24/7, mỗi tháng công ty phân phối ra thị trường từ 1,5 - 2 tấn mật ong và các sản phẩm chế biến từ mật ong".

Thời gian đầu khi anh Thiều Đình Vinh thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quang Tâm Việt Nam tại huyện Thiệu Hóa, công ty gặp nhiều khó khăn do chưa áp dụng các phương thức số để tiếp cận khách hàng, chưa áp dụng triệt để các giải pháp công nghệ và hoạt động sản xuất, kinh doanh... Sau khi tìm hiểu, anh Vinh xác định chuyển đổi số, sử dụng triệt để công nghệ chính là giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đẩy mạnh triển khai quảng bá, thương hiệu sản phẩm trên nhiều nền tảng mạng xã hội và Website riêng nhằm tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Nhờ đó, đã giúp công ty giảm chi phí hoạt động, dành nguồn lực để mở rộng quy mô.

Anh Thiều Đình Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quang Tâm chia sẻ: "Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, xu hướng tiêu dùng của khách hàng cũng đã thay đổi. Từ khi ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số vào hoạt động, doanh thu của công ty đã tăng lên 3 - 5 lần. So với 5 năm trước, công ty đã phát triển gấp đôi về quy mô với hơn 400 đại lý trên địa bàn toàn tỉnh. Thời gian tới, công ty sẽ đẩy mạnh phát triển mạng lưới ra các tỉnh, thành khác.

Xác định phát triển kinh tế số là một trong ba trụ cột của chương trình chuyển đổi số, nhằm tiếp tục triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 752/QĐ-UBND giao nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng ngân sách trung ương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, trong đó, thực hiện hỗ trợ công nghệ và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Để triển khai thực hiện các chính sách, nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp năm 2024, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 3877/UBND-THKH, ngày 22/3/2024 để đôn đốc và chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện, đến nay, đã có 100% doanh nghiệp được tiếp cận và ứng dụng các nền tảng số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ doanh nghiệp chuyển đổi số trên tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế đạt 29,65%, tăng 3,85% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công nhờ áp dụng các nền tảng số phù hợp, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh và tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại Thanh Hóa hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, như vấn đề nhận thức, trở ngại về hạ tầng công nghệ, khó khăn về vốn đầu tư, thiếu giải pháp công nghệ phù hợp với nhu cầu... Ngoài ra, vẫn có doanh nghiệp chuyển đổi số theo phong trào, áp dụng các giải pháp chuyển đổi số chưa thực sự phù hợp, chưa mang lại hiệu quả thiết thực.

Thanh Hóa phấn đấu đến hết năm 2024 có 40% doanh nghiệp chuyển đổi số trên tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế. Để đạt được mục tiêu đề ra, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ của UBND, tỉnh Thanh Hóa đang chú trọng thúc đẩy hoạt động số hóa các ngành kinh tế như xây dựng, hoạt động của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất...; khuyến khích doanh nghiệp chủ động nắm bắt những công nghệ mới, các cơ hội nhằm hướng đến việc sản xuất, kinh doanh thông minh thông qua các giải pháp công nghệ hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo tiến tới chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trên phạm vi rộng và đồng bộ.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]