(Baothanhhoa.vn) - Xuất khẩu gỗ trong năm 2024 dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do đơn hàng, đơn giá sản phẩm chưa hồi phục rõ ràng. Cùng với đó, xung đột trên Biển Đỏ kéo dài từ cuối năm 2023 khiến các hãng tàu phải thay đổi, kéo dài lịch trình khiến giá cước vận tải sang Mỹ và các nước châu Âu tăng cao, đang là những trở ngại lớn đối với hoạt động xuất khẩu. Các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực cơ cấu lại sản xuất, thị trường, tiết giảm chi phí, đa dạng thị trường nhằm ổn định sản xuất.

Ngành gỗ khắc phục khó khăn, cơ cấu lại sản xuất

Xuất khẩu gỗ trong năm 2024 dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do đơn hàng, đơn giá sản phẩm chưa hồi phục rõ ràng. Cùng với đó, xung đột trên Biển Đỏ kéo dài từ cuối năm 2023 khiến các hãng tàu phải thay đổi, kéo dài lịch trình khiến giá cước vận tải sang Mỹ và các nước châu Âu tăng cao, đang là những trở ngại lớn đối với hoạt động xuất khẩu. Các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực cơ cấu lại sản xuất, thị trường, tiết giảm chi phí, đa dạng thị trường nhằm ổn định sản xuất.

Ngành gỗ khắc phục khó khăn, cơ cấu lại sản xuấtVận hành dây chuyền sản xuất viên nén gỗ tại Công ty TNHH Văn Lang Yufukuya (Khu Kinh tế Nghi Sơn).

Viên nén gỗ năng lượng được coi là sản phẩm nhiên liệu xanh, được nhiều quốc gia ưu tiên sử dụng. Nhận thấy tiềm năng tiêu thụ của thị trường và lợi thế vùng nguyên liệu tại Thanh Hóa và các tỉnh lân cận, từ đầu năm 2022, Công ty TNHH Văn Lang Yufukuya (Khu Kinh tế Nghi Sơn) đã đầu tư thêm 50 tỷ đồng để lắp đặt thêm và đổi mới toàn bộ dây chuyền, máy móc sản xuất với 6 đầu ép có công nghệ hiện đại, công suất lên tới 150.000 tấn viên nén gỗ năng lượng/năm. Tuy nhiên, lạm phát kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này giảm mạnh kéo dài từ cuối năm 2022 đến nay.

Ông Lang Văn In, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Văn Lang Yufukuya, cho biết: “Không chỉ giảm mạnh về sản lượng, giá bán các mặt hàng cũng giảm sâu. Để ổn định đầu ra bền vững, chúng tôi đang cơ cấu lại thị trường xuất khẩu theo hướng ưu tiên xuất khẩu đi Nhật Bản do đơn giá cao hơn các thị trường khác. Điển hình như hiện tại, giá xuất khẩu viên nén gỗ sang Nhật Bản khoảng 160 USD/tấn; trong khi giá xuất khẩu đến Hàn Quốc là 78USD/tấn. Chúng tôi đang hoàn tất các thủ tục về chuẩn hóa vùng nguyên liệu đầu vào để ký các hợp đồng dài hạn với Nhật Bản với số lượng lớn. Về lâu dài, DN sẽ phối hợp với người dân trong vùng nguyên liệu quy hoạch và xây dựng các vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng có chứng chỉ bền vững như FSC, PTFC. Điều này không chỉ có lợi cho người dân trồng rừng khi được thu mua gỗ với giá cao và ổn định mà còn giúp DN đáp ứng về sản lượng cũng như tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính”.

Với các DN xuất khẩu gỗ ván ép, gỗ băm dăm đi châu Âu, EU, từ đầu năm 2024, chính sách điều tra về chống bán phá giá của Mỹ đối với sản phẩm gỗ ván ép đã được nới lỏng, nhưng giá cước vận tải hàng hóa tăng gấp 2 - 3 lần khiến đối tác nhập khẩu tiếp tục e dè, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu theo CIF, nghĩa là bên bán trả cước vận chuyển.

Ông Nguyễn Công Hùng, Giám đốc Công ty CP Công nghiệp gỗ Trường Sơn (Như Xuân), cho biết: “Chi phí vận tải hiện chiếm tới 25% tổng chi phí hàng hóa xuất khẩu, do vậy, chi phí này chỉ cần dao động một chút đã ảnh hưởng mạnh tới thị trường và các yếu tố doanh thu, lợi nhuận của DN. Chính vì vậy, mặc dù chính sách điều tra đã được nới lỏng nhưng sản lượng hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ của DN vẫn chỉ đạt khoảng 1/3 so với thời kỳ sôi động nhất những năm 2021, 2022”.

Cũng như ngành gỗ cả nước, thị trường xuất khẩu gỗ của Thanh Hóa chủ yếu là Mỹ và EU. Nếu tình hình xung đột chính trị trên Biển Đỏ chậm được khắc phục thì dù bán hàng với hình thức CIF, nghĩa là bên bán trả cước vận chuyển, hay FOB - bên mua thanh toán cước vận chuyển thì vẫn bất lợi cho các DN vì lợi nhuận giảm, nguy cơ mất khách hàng cao khi đối tác dừng mua hoặc tìm đơn hàng ở những thị trường ít bị ảnh hưởng. Hiện nay, nhiều DN ngành gỗ Thanh Hóa đang nghiên cứu, tái cấu trúc lại các dòng sản phẩm, tái cấu trúc thị trường, ưu tiên cho các nước ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và đi vào thị trường Đông Nam Á.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có hơn 200 DN, cơ sở chế biến gỗ, tập trung ở 3 lĩnh vực là sản xuất ván ép, gỗ xẻ phục vụ nội, ngoại thất; gỗ băm dăm phục vụ sản xuất giấy và viên nén năng lượng sinh học. Trong đó, ngành công nghiệp sản xuất giấy hiện đang tiêu thụ tới khoảng 60 - 70%. Trước sự khắc nghiệt của thị trường thời gian qua, nhiều DN cũng đã có nhiều biện pháp ứng phó; tuy nhiên về lâu dài, việc nghiên cứu kéo dài chuỗi giá trị từ chỉ thu mua đến tự đầu tư trồng rừng, khai thác nguyên liệu gắn với đa dạng thêm sản phẩm mới phù hợp xu hướng thị trường cần là hướng đi ưu tiên. Cùng với đó, các DN cần liên kết bền vững với những cơ sở chế biến gỗ đầu mối, ưu tiên phát triển ngành gỗ tinh chế như nội thất, ván ép xuất khẩu, từ đó gia tăng giá trị cho ngành gỗ ở Thanh Hóa.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]