Nga Sơn mở rộng diện tích cây trồng được cấp mã số vùng trồng
Nhằm kiểm soát chất lượng, khẳng định giá trị của sản phẩm cây trồng trên thị trường, gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thời gian qua, huyện Nga Sơn đã khuyến khích các địa phương, chủ thể sản xuất mở rộng diện tích các vùng chuyên canh, xây dựng mã số vùng trồng (MSVT). Bước đầu, những vùng cây trồng được cấp mã số đã và đang phát huy hiệu quả, mở ra hướng phát triển mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
0,2ha dưa vàng kim hoàng hậu tại xã Nga Liên được cấp mã số vùng trồng nội địa.
Là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp, ngay từ khi có kế hoạch xây dựng MSVT, UBND xã Nga Yên đã giao cho HTX Nông nghiệp Nga Yên xây dựng MSVT đối với diện tích cây lúa. Sau thời gian phân tích, đánh giá, tuyển chọn, xã Nga Yên đã lựa chọn được 10,3ha sản xuất chuyên canh cây lúa lai để tập trung phát triển. Ông Mai Đăng Bắc, Giám đốc HTX, cho biết: Kỳ vọng xây dựng được vùng lúa chất lượng cao, HTX đã tuyên truyền để người dân hiểu rõ lợi ích khi tham gia xây dựng MSVT; cử cán bộ kỹ thuật đi tập huấn để hướng dẫn người dân sản xuất theo hướng VietGAP; thực hiện đúng, đủ trong chăm sóc cây lúa. Đồng thời, hướng dẫn các hộ dân thực hiện ghi chép tỉ mỉ các công đoạn bón phân, phun thuốc, thu hoạch; sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục được phép sử dụng, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng đảm bảo đủ thời gian cách ly trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Mặc dù theo tiêu chuẩn của vùng sản xuất nội địa khá mới mẻ so với truyền thống sản xuất của người dân, song nhờ áp dụng nghiêm ngặt các quy trình sản xuất, sự theo dõi, đồng hành sát sao của HTX Nông nghiệp Nga Yên cũng như cán bộ nông nghiệp huyện nên vùng sản xuất của địa phương không chỉ đạt năng suất vượt trội cao hơn 10% so với sản xuất đại trà mà còn đủ tiêu chuẩn để được cấp MSVT nội địa theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cùng với đó, sản phẩm lúa sau thu hoạch đã được một số doanh nghiệp, đơn vị chế biến gạo ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Từ những ưu thế vượt trội của vùng sản xuất được cấp mã số, hiện nay, xã Nga Yên đã và đang có kế hoạch xây dựng MSVT đối với một số loại cây trồng hàng hóa tại địa phương, như: rau an toàn, dưa hấu... Đây không chỉ là một trong những giải pháp nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm nông nghiệp mà còn nâng cao hiệu quả, đổi mới tư duy phát triển nông nghiệp cho người dân địa phương.
Không chỉ tại xã Nga Yên mà tại một số xã khác, như: Nga An, Nga Thạch, Nga Liên, Nga Hải đã có nhiều mô hình chuyên canh cây trồng hàng hóa đăng ký cấp MSVT nội địa. Việc xây dựng MSVT không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của các thị trường. Từ đó, góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất và hành động của người dân, cán bộ quản lý tại các địa phương trên địa bàn huyện; mang đến tác động và hiệu quả tích cực trong nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản, thúc đẩy liên kết sản xuất, hình thành các chuỗi giá trị bền vững.
Ông Mai Thế Lực, chủ cơ sở sản xuất dưa vàng tại xã Nga Hải, cho biết: "Thực hiện chủ trương của địa phương và mong muốn nâng cao giá trị cho sản phẩm dưa sản xuất trong nhà lưới của gia đình, năm 2023, gia đình tôi đã đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn quy định nên 1.000m2 sản xuất được cấp MSVT nội địa. Sau khi được “định danh”, sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, quy trình sản xuất nên không chỉ có sức cạnh tranh trên thị trường mà còn dễ dàng tiêu thụ tại các siêu thị lớn ở Hà Nội, Hải Phòng, TP Thanh Hóa... Đây là bước tiến vượt bậc trong sản xuất nên gia đình tôi đang có hướng mở rộng diện tích và đối tượng sản xuất".
Diện tích sản xuất nông nghiệp lớn, hằng năm Nhân dân trên địa bàn huyện Nga Sơn sản xuất khoảng 14.000ha cây trồng, với những loại cây có ưu thế vượt trội, như: cói, lúa, dưa các loại... Song, tính đến tháng 6/2024, trên địa bàn huyện mới chỉ có 30,9ha cây trồng được cấp MSVT nội địa. Trong đó, có 30,3ha lúa và 0,7ha dưa vàng. Điều này cho thấy, diện tích được cấp mã số chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định, “phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, gắn với XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu” là một trong 3 chương trình trọng tâm, nhằm tạo ra những đột phá mới. Do đó, việc thiết lập và mở rộng MSVT chính là điều kiện góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả. Để tiếp tục mở rộng diện tích cây trồng được cấp MSVT, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cán bộ, các địa phương, HTX về sản xuất nông sản an toàn, UBND huyện Nga Sơn đã phối hợp tổ chức các buổi tập huấn về quy trình thiết lập vùng sản xuất các cây trồng chủ lực theo quy trình VietGAP hoặc tương đương, phổ biến các quy định bắt buộc của thị trường nhập khẩu... Đồng thời, trong quá trình triển khai xây dựng MSVT, huyện thường xuyên bám sát cơ sở, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn các trình tự, thủ tục. Đồng thời, cử cán bộ kiểm tra, giám sát vùng trồng để kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn thực hiện đúng theo các quy định; tuyên truyền, khuyến khích người dân tiếp tục tuân thủ đúng theo các quy định của MSVT đã được cấp.
Bài và ảnh: Lê Hòa
{name} - {time}
-
2024-12-11 20:12:00
Chú trọng khai thác thị trường xuất khẩu
-
2024-12-11 16:34:00
Từ chăn kiến đến doanh thu trăm triệu
-
2024-07-16 09:52:00
Đưa sản phẩm làng nghề vươn xa
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng tốc những tháng cuối năm
Bản tin Tài chính 16/7: Có nên mua vàng trong thời gian tới?
Tăng trưởng ấn tượng, tạo đà cán đích các mục tiêu phát triển năm 2024: (Bài 3) - Du lịch là điểm sáng
VinFast chính thức động thổ nhà máy lắp ráp xe điện tại Indonesia
6 tháng đầu năm sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng 12,28% so với cùng kỳ năm 2023
Giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp do thiên tai gây ra
Đẩy mạnh sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP
Vingroup trao hơn 640 tỷ đồng học bổng khoa học - công nghệ trong 6 năm
Chỉ thị số 40-CT/TW - khẳng định vai trò “trụ đỡ” trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài cuối): Để tín dụng chính sách xã hội phát triển bền vững