Nâng cao chất lượng các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
Nón lá, trống đồng, chiếu cói,... là những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã khẳng định chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, bên cạnh việc đẩy mạnh quảng bá để tiêu thụ sản phẩm, các cơ sở sản xuất còn quan tâm đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở thị trấn Nga Sơn.
Huyện Quảng Xương từ lâu nổi tiếng với nghề trồng cói, dệt chiếu. Từ thế mạnh nguồn nguyên liệu, các địa phương trên địa bàn huyện đã khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho những cơ sở có tâm huyết với nghề được vay vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư mua máy dệt chiếu, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó, tạo việc làm và đem lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương. Bà Lê Thị Dục, xã Quảng Phúc là một trong những người giữ nghề dệt chiếu cói có thâm niên tại thôn Ngọc Bình cho biết: "Chiếu cói được sản xuất từ 2 nguyên liệu chính là cây cói và sợi đay. Nghề dệt chiếu không quá khó, nhưng rất vất vả vì phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ từ thu hoạch cói, phân loại, đem phơi... đến dệt. Theo bà, khi dệt chiếu, người thợ phải có đôi bàn tay khéo léo để sợi cói vào khuôn dệt theo quy luật sao cho nhanh và đều, tránh làm đứt sợi. Sau khi dệt xong, sẽ tiếp tục công đoạn may viền chiếu với các loại vải phù hợp, tạo mẫu mã đẹp và độ bền cho sản phẩm... Trước đây, hầu hết các công đoạn, người lao động phải làm thủ công, tuy nhiên, trước thách thức của thị trường, đòi hỏi số lượng hàng hóa nhiều hơn, mẫu mã, chất lượng bền đẹp, gia đình tôi đã đầu tư mua máy dệt chiếu, máy may bìa, mở rộng xưởng sản xuất... Vì vậy, thời gian sản xuất cũng được rút ngắn lại, tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng tốt hơn".
Được biết, huyện Quảng Xương hiện có gần 500 máy dệt chiếu, sản lượng hằng năm đạt khoảng 3 triệu đôi chiếu. Sản phẩm đa dạng về mẫu mã với nhiều loại chiếu chất lượng cao như: Chiếu in màu, in hoa... và một số sản phẩm như giỏ xách, thảm trải sàn... Vì thế không chỉ thu hút khách hàng trong và ngoài tỉnh mà còn được xuất khẩu đến các nước như Trung Quốc, Lào, Thái Lan...
Hiện nay, sản xuất tiểu thủ công nghiệp là một trong những nghề hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm cho gần 16.000 lao động trên địa bàn tỉnh với thu nhập khoảng từ 4 đến 12 triệu đồng/người/tháng. Để nâng cao giá trị sản phẩm, các cơ sở sản xuất ở nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh đã tích cực áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đổi mới thiết bị, thay thế dần các hoạt động thủ công hay máy móc công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Anh Nguyễn Văn Hòa, chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) cho biết: "Việc đầu tư các loại máy móc hiện đại như máy đục, máy điêu khắc... vào sản xuất chính là giải pháp mà đa phần các hộ sản xuất ở địa phương lựa chọn để gìn giữ và phát triển nghề. Hiện nay, 100% các cơ sở sản xuất mộc trên địa bàn xã đã ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong các công đoạn sản xuất, như: xẻ, khoan, đánh bóng, phun sơn... góp phần nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nhiều cơ sở trên địa bàn xã đã sáng tạo ra các hoa văn trạm trổ mềm mại, đường nét uốn lượn... được người tiêu dùng ưa chuộng".
Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, các địa phương cần chú trọng công tác đào tạo, truyền nghề cho lao động, nhất là lao động trẻ, có tay nghề. Chính quyền các địa phương cần tạo điều kiện hỗ trợ các cơ sở sản xuất tiếp cận các chính sách hỗ trợ, nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư cải tiến công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại... Đối với các cơ sở sản xuất, cần phải thay đổi tư duy, phương thức sản xuất, hình thức kinh doanh, chủ động trong việc tiếp cận, nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ phù hợp với tình hình sản xuất thực tế. Bên cạnh đó, thay đổi tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, lối sản xuất thủ công sang hình thành các tổ chức sản xuất theo quy mô công nghiệp nhằm tăng hiệu quả hoạt động; không ngừng cải tiến mẫu mã, tạo ra nhiều sản phẩm mới, độc đáo; phát triển những sản phẩm truyền thống phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Cùng với đó là sáng tạo các sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu nhưng phải lồng ghép giá trị văn hóa vào sản phẩm; tránh ô nhiễm môi trường; quan tâm xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm...
Bài và ảnh: Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2024-11-23 19:29:00
BIDV Bỉm Sơn tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024
-
2024-11-23 14:50:00
Cầu nối phát triển kinh tế và đổi mới của xã biên giới Tam Lư
-
2024-04-12 10:33:00
Thanh Hóa có 2 HTX được tôn vinh và nhận giải thưởng Ngôi sao HTX năm 2024
Hội Làm vườn và Trang trại tập huấn truyền thông về nông nghiệp
Bản tin tài chính 12/4/2024: Tăng điên cuồng, vàng SJC tiếp tục lập đỉnh mới
Tôn vinh 100 Hợp tác xã tiêu biểu và trao giải “Ngôi sao Hợp tác xã” năm 2024
Thủ tướng yêu cầu xử lý ngay chênh lệch giá vàng miếng trong nước và thế giới
Vui lễ bất tận với đại tiệc vé khuyến mãi, bay cùng Vietjet thôi!
Quyết liệt triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Giá xăng E5 và dầu mazut giảm, các mặt hàng còn lại tăng tới 622 đồng mỗi lít
Tạo đồng thuận trong giải phóng mặt bằng
Góp phần đưa Agribank Bắc Thanh Hóa trở thành ngân hàng hiện đại