(Baothanhhoa.vn) - Lễ hội Chá Mùn là một nét đẹp sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của dân tộc Thái xã Yên Thắng (Lang Chánh). Nhận thức được tầm quan trọng của lễ hội này, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn quan tâm bảo tồn và phát huy, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân.

Lễ hội Chá Mùn

Lễ hội Chá Mùn là một nét đẹp sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của dân tộc Thái xã Yên Thắng (Lang Chánh). Nhận thức được tầm quan trọng của lễ hội này, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn quan tâm bảo tồn và phát huy, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân.

Lễ hội Chá MùnĐồng bào dân tộc Thái ở xã Yên Thắng quan tâm gìn giữ và phát huy giá trị Lễ hội Chá Mùn.

Theo lời kể của các bậc cao niên xã Yên Thắng, từ xa xưa con người ở trần gian (Mường Lúm), thường xuyên bị dịch bệnh, ốm đau, không có thuốc cứu chữa. Để cứu giúp dân làng, tổ tông người Thái đen đã cử người lên Mường trời cầu cứu Pó Then- người cai quản Mường Trời, có đầy đủ tài năng tạo ra đất, nước và muôn loài, trong đó có loài người. Lời kêu cứu của người Mường Lúm đã làm Pó Then động lòng thương xót và ra lệnh mở cổng trời cho quân lính, thần y xuống trần gian diệt trừ ma quái, chữa bệnh cứu người.

Sau khi được Pó Then cứu sống, tổ tông người Thái đen đã cử mo Mùn lên Mường trời tạ ơn và xin học bí quyết chữa bệnh. Sau khi mo Mùn học xong các bài thuốc, Pó Then yêu cầu, nếu chữa trị 120 người khỏi bệnh, phải làm lễ tạ ơn ông. Ghi nhớ lời căn dặn, hàng năm mo Mùn tổ chức Lễ hội Chá Mùn để tạ ơn Pó Then và cầu mong cho Nhân dân trong vùng khỏe mạnh, mùa màng bội thu, mọi nhà hạnh phúc. Vào tháng 9, tháng 10 (âm lịch) hằng năm, mo chủ chọn ngày đẹp nhất để tổ chức Lễ hội Chá Mùn và cho người đến nhà Lúc May (người bệnh được các mo Mùn chữa khỏi bệnh) báo tin. Bằng lòng thành kính, biết ơn người đã cứu mình thoát khỏi bệnh tật, Lúc May chuẩn bị đồ lễ, cùng với gia đình mo chủ tổ chức lễ hội. Lễ vật cúng phải chuẩn bị đủ 31 mâm cỗ, trong đó, một mâm cỗ chính đặt gần cửa sổ gian giữa ngôi nhà, 30 mâm phụ gồm các loại hoa quả như: chuối, mía, khoai lang, khoai sọ, cá nướng, xôi, thịt gà, thịt lợn, rượu...

Lễ hội Chá Mùn gồm nghi lễ mời Pó Then và linh hồn các thầy mo Mùn quá cố, gọi vía người bệnh về tham dự; đón người cai quản địa phương, khách tham dự; tổ chức các trò chơi, trò diễn. Cuối cùng là tiễn Pó Then, các linh hồn mo Mùn trở về Mường trời, chia tay và hẹn gặp nhau vào mùa lễ hội sau.

Trải qua biến cố của lịch sử từ năm 1945, Lễ hội Chá Mùn bị lãng quên. Năm 2017, được sự quan tâm của Nhà nước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện Lang Chánh phục dựng thành công lễ hội này. Từ năm 2018 đến nay, vào tháng 9, tháng 10 âm lịch hằng năm, xã Yên Thắng đã tổ chức Lễ hội Chá Mùn với quy mô cấp xã nhằm gìn giữ và phát huy giá trị của lễ hội. Hiện nay, lễ hội có sự thay đổi để phù hợp với thực tế nhưng vẫn giữ được “hồn cốt” vốn có của nó. Với giá trị nhân văn sâu sắc, tháng 8/2024, Lễ hội Chá Mùn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Ông Trịnh Đức Hùng, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lang Chánh cho biết: Lễ hội Chá Mùn trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vinh dự, tự hào của cán bộ, Nhân dân huyện Lang Chánh, nhưng trách nhiệm cũng hết sức lớn lao. Để gìn giữ và phát huy giá trị của lễ hội, thời gian tới, huyện Lang Chánh tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền để cho mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ thấy được ý nghĩa của việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời đưa Lễ hội Chá Mùn trở thành sản phẩm du lịch tâm linh độc đáo của huyện Lang Chánh.

Bài và ảnh: Xuân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]