(Baothanhhoa.vn) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng rau, quả bình quân của tỉnh ước khoảng 590.000 tấn/năm. Tuy nhiên, việc đầu tư chế biến sâu các sản phẩm rau, quả trên địa bàn tỉnh còn hạn chế; tình trạng “được mùa mất giá” vẫn thường xuyên xảy ra, giá trị kinh tế từ sản xuất rau, quả chưa cao. Chính vì vậy, những năm gần đây, cùng với việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hình thành những vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, giá trị kinh tế cao, tỉnh Thanh Hóa cũng thực hiện nhiều giải pháp nhằm thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư chế biến sản phẩm rau, quả, góp phần nâng cao giá trị của ngành nông nghiệp và thu nhập của người dân.

Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến sản phẩm rau, quả

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng rau, quả bình quân của tỉnh ước khoảng 590.000 tấn/năm. Tuy nhiên, việc đầu tư chế biến sâu các sản phẩm rau, quả trên địa bàn tỉnh còn hạn chế; tình trạng “được mùa mất giá” vẫn thường xuyên xảy ra, giá trị kinh tế từ sản xuất rau, quả chưa cao. Chính vì vậy, những năm gần đây, cùng với việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hình thành những vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, giá trị kinh tế cao, tỉnh Thanh Hóa cũng thực hiện nhiều giải pháp nhằm thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư chế biến sản phẩm rau, quả, góp phần nâng cao giá trị của ngành nông nghiệp và thu nhập của người dân.

Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến sản phẩm rau, quảChế biến ớt xuất khẩu tại Nhà máy Chế biến nông sản Hoàng Giang (Nông Cống).

Xác định sản phẩm rau, quả thuộc nhóm sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh, do đó, ngành nông nghiệp và các địa phương đã đẩy mạnh các giải pháp, như: Xây dựng vùng sản xuất tập trung, thực hiện thâm canh, ứng dụng công nghệ cao... nhằm hình thành những vùng chuyên canh sản xuất rau, quả đạt tiêu chuẩn an toàn, đủ điều kiện trở thành vùng nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.

Tại huyện Hoằng Hóa, với nhiều cơ chế hỗ trợ, kích cầu thu hút đầu tư và khuyến khích người dân phát triển sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao... đã thu hút 19 DN đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt. Theo đó, có khoảng 400 ha rau, củ, quả của địa phương được DN liên kết, bao tiêu sản phẩm thông qua các hợp đồng kinh tế. Ông Nguyễn Quốc Chiến, Giám đốc Công ty CP Nông sản quốc tế An Việt, cho biết: Hiện nay trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, công ty thực hiện liên kết sản xuất, thu mua và chế biến hơn 200 ha khoai tây Marabel với người dân thuộc 30 xã, thị trấn. Qua thời gian, người dân tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, biết ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cây khoai tây nên đã có những bước đột phá về năng suất, chất lượng. Hầu hết diện tích khoai tây giống cũ được người dân thay thế bằng giống mới, năng suất đạt 22 - 24 tấn/ha, doanh thu khoảng 120 triệu đồng/ha, năng suất cao hơn 20 -30%, hiệu quả kinh tế tăng từ 1,5 đến 1,7 lần so với trước đây. Đặc biệt là những giống khoai tây mới phù hợp với công nghiệp chế biến và nhu cầu, thị hiếu của thị trường.

Được biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh diện tích rau, quả tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng, ven biển, như: Thọ Xuân, Yên Định, Hoằng Hóa, Nông Cống, Nga Sơn, Quảng Xương, Triệu Sơn, TP Thanh Hóa... Để phát huy giá trị, tiềm năng của những vùng sản xuất rau quả tập trung, tỉnh đã chú trọng thực hiện các giải pháp thu hút DN đầu tư chế biến sản phẩm nông sản nói chung và rau, quả nói riêng. Theo đó, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi trong giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, đối với những dự án đầu tư chế biến nông, lâm sản có quy mô vốn từ 20 tỷ đồng trở lên và sử dụng tối thiểu 30% số lao động địa phương, tỉnh thực hiện hỗ trợ 100% kinh phí giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng sạch cho các DN triển khai thực hiện dự án. Cùng với đó, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cũng đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai và phát triển nông nghiệp công nghệ cao; rà soát, bổ sung, điều chỉnh vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng từng vùng để bố trí cây trồng phù hợp và xây dựng chính sách riêng thu hút DN đầu tư chế biến và bao tiêu nông sản cho nông dân.

Tính đến tháng 4-2022, toàn tỉnh có 17 DN chế biến rau, quả, với công suất 109.200 tấn/năm. Sản phẩm rau, quả chủ yếu được chế biến thông qua việc sơ chế, đóng gói bảo quản cung cấp cho thị trường. Tỉnh Thanh Hóa có một số sản phẩm rau, quả chế biến, như: dưa chuột muối, ớt muối, ớt đông lạnh,... tiêu thụ hơn 60% tại thị trường trong tỉnh và khoảng 30% rau an toàn cung cấp cho các thành phố lớn phía Bắc và một phần xuất khẩu sang thị trường các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp, Belarus... Ngoài ra, việc thu hút DN đầu tư chế biến sản phẩm rau, quả còn tạo cơ hội để hình thành những sản phẩm rau, quả có thương hiệu, chất lượng cao, như: dứa đóng hộp, ngô đóng hộp Trường Tùng của Công ty TNHH Chế biến nông sản Trung Thành (Nông Cống) đạt chất lượng OCOP 4 sao, xuất khẩu đi thị trường Nga, Ukraina và hàng chục sản phẩm rau, củ, quả được công nhận chất lượng 3 - 4 sao, tiêu thụ mạnh trên thị trường cả nước.

Mặc dù việc thu hút DN đầu tư, chế biến sản phẩm rau, quả đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận, song các nhà máy chế biến rau, quả nói trên đều có quy mô, công suất chế biến nhỏ. Đồng thời, các sản phẩm chế biến từ rau, quả còn hạn chế về chủng loại, số lượng, chưa tạo ra được sản phẩm chế biến có thương hiệu. Vì vậy, để tiếp tục thu hút DN đầu tư chế biến nông sản nói chung và rau, quả nói riêng, tỉnh Thanh Hóa đã và đang lồng ghép nguồn kinh phí để nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phát triển hệ thống giao thông kết nối các vùng sản xuất để thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, chú trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo vùng, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Cùng với đó, tạo điều kiện thuận lợi để các DN đầu tư nâng cấp, xây mới các nhà máy có dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến hiện đại, lắp đặt hệ thống nhà mát, nhà lạnh trong bảo quản nhằm nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cho rau, quả.

Bài và ảnh: Thanh Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]