(Baothanhhoa.vn) - Bộ tiêu chí, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP với nhiều tiêu chuẩn khá khắt khe được xem là thử thách lớn đối với hộ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, để khuyến khích, hỗ trợ cho các hộ sản xuất tự tin tham gia, phát triển sản phẩm OCOP, các cấp, các ngành đã và đang tích cực hỗ trợ hộ sản xuất hoàn thiện những thủ tục cần thiết, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để được xếp hạng, công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khuyến khích hộ sản xuất tham gia chương trình OCOP

Khuyến khích hộ sản xuất tham gia chương trình OCOP

Cán bộ Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới hướng dẫn hộ sản xuất tại xã Yên Nhân (Thường Xuân) hoàn thiện mẫu mã sản phẩm mật ong.

Bộ tiêu chí, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP với nhiều tiêu chuẩn khá khắt khe được xem là thử thách lớn đối với hộ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, để khuyến khích, hỗ trợ cho các hộ sản xuất tự tin tham gia, phát triển sản phẩm OCOP, các cấp, các ngành đã và đang tích cực hỗ trợ hộ sản xuất hoàn thiện những thủ tục cần thiết, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để được xếp hạng, công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Trong suốt 30 năm làm nem nướng truyền thống, gia đình bà Trịnh Thị Nghĩa, thị trấn Thọ Xuân đã có nhiều cơ sở, đối tác tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, với việc giao thương truyền thống, bà Nghĩa chưa cảm nhận được độ tin cậy, sự bảo đảm ở thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bà Trịnh Thị Nghĩa, cho biết: “sản xuất và tiêu thụ tự do, chưa tạo được uy tín, chứng nhận chất lượng nên sản phẩm tiêu thụ chưa ổn định, khó cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại. Sau khi tham dự lớp tập huấn về OCOP, tôi biết rằng đây chính là cách nhanh nhất để sản phẩm nem nướng của gia đình tiêu thụ ổn định và có chỗ đứng trên thị trường”. Mặc dù đã có thâm niên sản xuất nem nhưng gia đình bà Nghĩa vẫn chưa có những kiến thức về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, những tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, tác động tới môi trường, hồ sơ chứng minh nguồn gốc sản phẩm... vẫn chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, khi bắt tay vào xây dựng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, gia đình bà Trịnh Thị Nghĩa gặp nhiều khó khăn. Với quyết tâm phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương thành sản phẩm đặc trưng của tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thọ Xuân đã hỗ trợ gia đình bà Nghĩa thực hiện thủ tục, hoàn thiện hồ sơ để tham gia chương trình. Kết quả, sản phẩm nem nướng của gia đình bà Trịnh Thị Nghĩa đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh chất lượng 3 sao.

Là hộ sản xuất được cơ quan chuyên môn đánh giá cao, song sản phẩm dưa Kim Hoàng hậu của gia đình anh Phạm Văn Điều, xã Nga Thành (Nga Sơn) vẫn chưa đạt tiêu chí để công nhận là sản phẩm OCOP. Hiện, anh Điều đã đăng ký nhãn hiệu, xây dựng kế hoạch, quy trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, anh gặp khó khăn trong việc thực hiện những tiêu chí “mềm” giúp nâng hạng sao, thuộc tiêu chí sức mạnh cộng đồng và khả năng tiếp thị sản phẩm. Theo anh Điều, chương trình OCOP hướng tới sự vượt trội của chất lượng và đồng bộ về khả năng tổ chức, tiêu thụ sản phẩm nhưng đối với hộ sản xuất nhỏ lẻ điều này là rất khó khăn. Để hỗ trợ hộ gia đình anh Phạm Văn Điều phát triển sản phẩm dưa Kim Hoàng hậu thành sản phẩm OCOP, UBND huyện Nga Sơn đã hướng dẫn thủ tục hồ sơ và hỗ trợ hộ gia đình đưa sản phẩm tham gia trưng bày triển lãm để tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ...

Với những hỗ trợ thiết thực và sự nỗ lực của các chủ thể, tỉnh Thanh Hóa đã có 76 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 14 sản phẩm của hộ sản xuất, các sản phẩm này đều xếp hạng 3 sao. Tiêu biểu có hộ sản xuất, kinh doanh Phạm Văn Tuấn (Nga Sơn) có 3 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, hộ sản xuất Bùi Thị Huy (thị xã Nghi Sơn) có 2 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh... Hầu hết các sản phẩm của các hộ sản xuất sau khi được “gắn sao” OCOP đều có thị trường tiêu thụ ổn định, doanh thu tăng từ 1,5 đến 2,5 lần so với khi chưa được công nhận.

Ông Bùi Công Anh, Phó chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới, cho biết: So với các chủ thể khác là tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp, thì hộ sản xuất ít có khả năng cạnh tranh hơn trong chương trình OCOP. Các hộ sản xuất thường chỉ quan tâm tới số lượng mà ít để ý tới chất lượng sản phẩm hoặc nếu có chú trọng thì cũng khó có khả năng minh chứng. Ngoài ra, trong hồ sơ khảo sát về sản phẩm OCOP, ngoài những điều kiện cơ bản bắt thuộc thì có những tiêu chí bổ sung. Tuy đây là những tiêu chí “ăn điểm”, giúp sản phẩm có thể nâng hạng sao thì hầu hết các hộ sản xuất đều thiếu nên khó chạy đua được với những chủ thể khác, khó tiếp cận hơn với nguồn vốn hỗ trợ. Song, OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, trong đó, hộ sản xuất là hạt nhân của kinh tế nông thôn. Do đó, tỉnh luôn khuyến khích và đồng hành để các hộ sản xuất tham gia chương trình. Bên cạnh trang bị cho hộ sản xuất những kiến thức nền về OCOP, các cấp, các ngành cần tích cực hướng dẫn thực hiện thủ tục cần thiết để hoàn thiện hồ sơ OCOP. Đồng thời, tạo cơ chế để các hộ sản xuất có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm các tiêu chí, tự tin đồng hành cùng chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa.

Lê Hòa


Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]