Xu hướng đào thải ngày càng khốc liệt trên thương mại điện tử, khi thị trường đang tập trung vào nhóm nhà bán hàng lớn có khả năng duy trì đơn hàng ổn định.

Hơn 80.000 shop online không bán được đơn hàng nào

Xu hướng đào thải ngày càng khốc liệt trên thương mại điện tử, khi thị trường đang tập trung vào nhóm nhà bán hàng lớn có khả năng duy trì đơn hàng ổn định.

Hơn 80.000 shop online không bán được đơn hàng nào

Shopee dẫn đầu thị trường, Tik Tok Shop dẫn dẫn đầu tăng trưởng

Theo Báo cáo thị trường sàn bán lẻ trực tuyến 6 tháng đầu năm 2025 và dự báo quý III/2025 của nền tảng dữ liệu thông minh Metric.vn cho biết trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng doanh số toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam (phân tích số liệu trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop) đạt 202.300 tỉ đồng, tăng gần 42% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng đạt 1.923 triệu sản phẩm, tăng 25,44% với cùng kỳ năm 2024.

Báo cáo cũng cho thấy, thị trường thương mại điện tử ghi nhận sự dịch chuyển đáng kể về cấu trúc thị phần, phản ánh xu hướng tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các nền tảng giải trí kết hợp mua sắm.

Hơn 80.000 shop online không bán được đơn hàng nào

Tại đây, Tik Tok Shop dẫn đầu về tăng trưởng với mức tăng doanh số 69% so với cùng kỳ, giúp thị phần tăng từ 29% lên 39%, cho thấy đà mở rộng mạnh mẽ của mô hình “giải trí - mua sắm tích hợp”. Shopee vẫn duy trì vị thế dẫn đầu thị trường với 58% thị phần dù chỉ tăng trưởng nhẹ 16%, đồng thời có sự sụt giảm so với mức 63% cùng kỳ năm ngoái, phản ánh sức ép cạnh tranh ngày càng lớn.

Ngược lại, Lazada và TIKI tiếp tục gặp khó khăn với mức giảm doanh số lần lượt 48% và 63%, đồng thời thị phần tiếp tục thu hẹp. Điều này cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong hành vi tiêu dùng và là tín hiệu để tác sàn thương mại điện tử điều chỉnh chiến lược, đặc biệt chú trọng đầu tư vào trải nghiệm nội dung và bán hàng tương tác trực tiếp.

Đào thải ngày càng khốc liệt

Trong 6 tháng đầu năm 2025, số lượng shop phát sinh đơn hàng tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ và cuối năm 2024. Cụ thế, giảm hơn 80.000 shop so với 6 tháng đầu năm 2024 và hơn 55.000 shop so với 6 tháng cuối năm 2024.

Theo Metric, xu hướng này cho thấy sự đào thải ngày càng khốc liệt trên thương mại điện tử, khi thị trường đang tập trung vào nhóm nhà bán hàng lớn có khả năng duy trì đơn hàng ổn định.

Hơn 80.000 shop online không bán được đơn hàng nào

Báo cáo của Metric cũng cho thấy, các shop Mall chính hãng ngày càng chiếm ưu thế trong lựa chọn của người tiêu dùng, trở thành nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng doanh số trên các sàn thương mại điện tử.

"Mặc dù chỉ chiếm 3,4% tổng số shop, các shop Mall lại đóng góp đến 28,7% tổng doanh số trên Shopee và TikTok Shop. Người tiêu dùng đang ngày càng ưu tiên các cửa hàng chính hãng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và độ tin cậy của dịch vụ", Metric cho biết.

Một xu hướng khác theo Metric, phân khúc giá tầm trung tiếp tục mở rộng thị phần, trong khi phân khúc cao cấp ghi nhận sự sụt giảm nhẹ.

Trong 6 tháng đầu năm 2025, phân khúc giá 100.000 - 200.000 đồng dẫn đầu cả về doanh số lẫn sản lượng, với thị phần doanh số tăng mạnh từ 24,2% lên 26,3%. Phân khúc 200.000-350.000 cũng ghi nhận sự cải thiện nhẹ từ 15,7% lên 16,5%. Ngược lại, phân khúc trên 1 triệu đồng giảm thị phần từ 16,3% xuống 15,1%.

"Đây là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng tiếp tục ưu tiên sản phẩm giá hợp lý, trong khi phân khúc giá cao tuy duy trì doanh số ổn định nhưng có xu hướng giảm sức mua. Sự phân hóa này phản ánh hành vi tiêu dùng thận trọng hơn, tập trung vào các sản phẩm vừa túi tiền, đặc biệt ở các ngành hàng phổ biến như thời trang, gia dụng và mẹ & bé", Metric cho biết.

Theo VTV



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]