Góp phần bảo vệ bình yên nơi biên giới
Là huyện biên giới phía Tây của tỉnh, nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số (DTTS) như Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, Mường Lát có 105,515km đường biên giới với nước bạn Lào, tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ về an ninh - trật tự nên huyện thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) phù hợp cho từng đối tượng, địa bàn. Nội dung tuyên truyền bám sát những vấn đề mới, nóng, dư luận xã hội quan tâm.
Người dân xã Quang Chiểu (Mường Lát) được cán bộ tư pháp - hộ tịch xã tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Hàng năm, UBND huyện, UBND các xã, thị trấn đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền, PBGDPL đem lại hiệu quả cao. Hình thức tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc nhằm đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân nhanh và hiệu quả.
Để gần dân, hiểu tâm tư, tình cảm và truyền đạt thông tin đến bà con các dân tộc nhanh, hiệu quả nhất, huyện đã phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, thành lập các tổ hòa giải ở cơ sở, vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín.
Huyện có 23 báo cáo viên pháp luật, 88 tuyên truyền viên pháp luật, 436 hòa giải viên cơ sở, 88 người có uy tín tại các thôn bản và đội ngũ già làng, trưởng bản. Bằng tiếng nói và uy tín của mình, đội ngũ này đã tích cực tuyên truyền, PBGDPL, vận động đồng bào DTTS chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng huyện biên giới phát triển ổn định. Họ chính là “nhịp cầu” quan trọng giúp gắn kết ý Đảng với lòng dân.
Ông Vi Văn Quân ở bản Hạm, xã Quang Chiểu, cho biết: “Nhờ được tuyên truyền, PBGDPL nên tôi và người dân hiểu rõ về các hành vi trái pháp luật, cũng như nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới. Vì vậy, cùng với tập trung phát triển kinh tế gia đình, mọi người luôn bảo nhau đề cao cảnh giác đối với tội phạm, và luôn chấp hành nghiêm các quy định pháp luật của Nhà nước, địa phương”.
Theo Trưởng Phòng Tư pháp huyện Mường Lát Lại Phạm Sơn, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL cũng được huyện đặc biệt quan tâm. Trang thông tin điện tử của huyện có chuyên mục riêng về PBGDPL với nhiều nội dung phong phú, đa dạng; huyện biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu đặc thù bằng song ngữ (tiếng phổ thông và tiếng dân tộc). Ngoài ra, các thông tin còn được đăng tải trên các trang mạng xã hội như zalo, facebook... để tăng sự tương tác, trao đổi, chia sẻ thông tin đa chiều giữa cơ quan Nhà nước với Nhân dân, doanh nghiệp qua hình thức tư vấn pháp luật trực tuyến hoặc hỏi đáp, đối thoại chính sách pháp luật.
Năm 2024 cấp huyện đã tổ chức 6 hội nghị với 1.034 lượt người tham gia; cấp phát 1.034 bộ tài liệu về PBGDPL. Cấp xã tổ chức 83 cuộc tuyên truyền, PBGDPL, với 13.123 lượt người tham dự; cấp phát 5.545 bộ tài liệu cho Nhân dân. Đồng thời quản lý, khai thác và xây dựng tủ sách pháp luật tại các địa phương giúp người dân tiếp cận thông tin pháp lý một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.
Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Mường Lát, giai đoạn 2023-2027” trong quá trình triển khai đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, như: mô hình tuyên truyền không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống của xã Trung Lý; mô hình tổ truyền thông cộng đồng của xã Tam Chung... Cùng với đó huyện kiện toàn 5 câu lạc bộ tư vấn pháp luật và hướng nghiệp, kết hợp với các xã thành lập các tổ tuyên truyền pháp luật tại các đồn biên phòng.
Hàng năm, huyện phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh thực hiện các đợt trợ giúp pháp lý lưu động đến các thôn, bản, mỗi đợt có hơn 100 người dân tham gia. Mỗi năm có từ 600 - 700 lượt người được trợ giúp pháp lý về các lĩnh vực hôn nhân gia đình, đất đai, dân sự, hình sự...; cấp phát 1.000 tờ rơi về Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS.
Công tác tuyên truyền, PBGDPL, trợ giúp pháp lý đã góp phần tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong Nhân dân. Đồng bào các dân tộc đã trở thành “cánh tay nối dài” giúp các lực lượng phát hiện, đấu tranh thành công hàng trăm vụ án về mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại và xuất, nhập cảnh trái phép. Nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và đảm bảo an toàn trong các dịp lễ, tết, các sự kiện chính trị trọng đại của địa phương, đất nước.
Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát Mai Xuân Giang khẳng định: “Thông qua hoạt động tuyên truyền, PBGDPL và trợ giúp pháp lý cho người dân đã giúp cấp ủy, chính quyền địa phương sâu sát hơn tình hình cơ sở, từ đó góp phần giáo dục, định hướng cho người dân nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, pháp luật, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, tránh xa các tệ nạn xã hội; tích cực lao động, sản xuất, phát triển kinh tế. Nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân ở khu vực biên giới ngày càng nâng cao, các vụ việc vi phạm pháp luật trên địa bàn giảm đáng kể so với nhiều năm trước, nhiều người đã trở thành tấm gương sáng cho cộng đồng trong chấp hành pháp luật và tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”.
Bài và ảnh: Anh Tuân
{name} - {time}
-
2025-04-21 16:31:00
Tạo đồng thuận trong Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính
-
2025-04-21 15:07:00
Như Xuân: HĐND 16 xã, thị trấn đồng loạt tổ chức Kỳ họp chuyên đề để thảo luận, biểu quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
-
2025-04-20 10:23:00
Phát huy vai trò người đứng đầu ở chi bộ thôn
TP Sầm Sơn vượt chỉ tiêu phát triển đảng viên
Quy định độ tuổi tham gia cấp ủy tại Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030
“Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới ở Nông Cống
Xây dựng phường đạt chuẩn đô thị văn minh - cách làm của phường Lam Sơn
MTTQ tham gia giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Phát huy vai trò công tác vận động quần chúng ở cơ sở
Khởi động Cuộc thi về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần 1/2025
Hậu Lộc: Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trên biển
Phát huy vai trò đi trước - mở đường, đi cùng - thực hiện, đi sau - tổng kết