(Baothanhhoa.vn) - Theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Cụm công nghiệp (CCN) Vức được đưa ra khỏi phương án phát triển khu, CCN tỉnh thời kỳ 2021-2030. Để giải quyết những vấn đề tồn tại kéo dài liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến đá tại CCN này, chính quyền TP Thanh Hóa đang nỗ lực đưa ra giải pháp từng bước khắc phục tồn tại, nhất là giải quyết “bài toán” về môi trường đã nhức nhối từ lâu.

Gỡ “vướng” để giải quyết “bài toán” môi trường tại Cụm công nghiệp Vức

Theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Cụm công nghiệp (CCN) Vức được đưa ra khỏi phương án phát triển khu, CCN tỉnh thời kỳ 2021-2030. Để giải quyết những vấn đề tồn tại kéo dài liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến đá tại CCN này, chính quyền TP Thanh Hóa đang nỗ lực đưa ra giải pháp từng bước khắc phục tồn tại, nhất là giải quyết “bài toán” về môi trường đã nhức nhối từ lâu.

Gỡ “vướng” để giải quyết “bài toán” môi trường tại Cụm công nghiệp VứcBể lắng nước thải của một cơ sở sản xuất đá tại CCN Vức (TP Thanh Hóa).

Theo thống kê, hiện nay CCN Vức hiện có hơn 90 cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động, chủ yếu tập trung tại phường An Hưng và xã Đông Vinh (TP Thanh Hóa). CCN này hình thành từ lâu, trước thời điểm sáp nhập các đơn vị hành chính về TP Thanh Hóa nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật không được đầu tư đồng bộ, không có hệ thống thu gom nước mặt cũng như nước thải chung của khu vực, không có khu tập kết chất thải rắn; đường sá xuống cấp, chủ yếu là đường đất. Hơn nữa, do đặc thù về ngành nghề hoạt động chủ yếu là khai thác, chế biến đá (nghiền, xẻ, mài...) làm vật liệu xây dựng thông thường, sản xuất bê tông thương phẩm... nên CCN Vức phát sinh nhiều vấn đề về môi trường.

Theo ông Nguyễn Bá Bình, Chủ tịch UBND phường An Hưng, trên địa bàn phường có 4 doanh nghiệp khai thác đá và gần 90 cơ sở sản xuất, chế biến đá. Trong đó, có nhiều cơ sở sản xuất của các hộ gia đình, cá nhân sản xuất đá xẻ tự phát tại chân núi. Do hoạt động tự phát nên các cơ sở tự xử lý môi trường bằng cách xây dựng các bể lắng thu gom nước thải để lắng bột đá, song do diện tích nhỏ, bể lắng còn tạm bợ, việc nạo vét bột đá chưa thường xuyên, chưa có giải pháp giảm thiểu bụi đá từ hoạt động chế biến đá... nên gây ra ô nhiễm môi trường.

Đầu năm 2023, khi đánh giá về thực trạng môi trường tại CCN Vức cũ, các ngành chức năng đã kết luận: Chất lượng nước sông Nhà Lê có dấu hiệu ô nhiễm tại một số đoạn sông, nhất là tại khu vực gần cầu Trắng. Về chất lượng môi trường không khí, tại CCN Vức và khu vực lân cận có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi bụi. Sở Tài nguyên và Môi trường đã đo đạc, lấy mẫu và phân tích chất lượng không khí tại 7 vị trí trong CCN Vức và một số khu dân cư lân cận vào các thời điểm khác nhau. Kết quả cho thấy không khí trong CCN Vức có chỉ tiêu bụi vượt quy chuẩn từ 4,1 đến 10,69 lần và tại một số khu dân cư gần CCN có chỉ tiêu bụi vượt quy chuẩn từ 1,86 đến 3,87 lần. Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại 9 cơ sở trong CCN Vức; lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính 6 cơ sở vi phạm, tổng số tiền phạt 275 triệu đồng.

Trước thực trạng một số CCN cũ trên địa bàn, TP Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chỉ đạo quyết liệt nhằm tháo gỡ vướng mắc, giải quyết các vấn đề tồn tại kéo dài về quy hoạch, quản lý đất đai, môi trường. Đối với các cơ sở sản xuất đá nằm trong CCN Vức cũ, UBND TP Thanh Hóa đưa ra phương án rà soát tổng thể tình hình sử dụng đất, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường của các tổ chức, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh tại CCN và ngoài CCN cũ trên địa bàn. Thống kê, đo đạc diện tích, hướng dẫn cho các hộ lập hồ sơ, đăng ký đất đai để hoàn thiện thủ tục cho thuê đất. Từ đó mới có cơ sở để các đơn vị, hộ gia đình, cá nhân hoàn thiện hồ sơ pháp lý liên quan. UBND TP Thanh Hóa hiện đã chỉ đạo các phòng ban chức năng thực hiện việc trích đo thửa đất, đồng thời hướng dẫn cho các hộ sản xuất, kinh doanh thực hiện việc đăng ký đất đai để làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, từ đó hoàn thiện hồ sơ đầu tư sản xuất cũng như hồ sơ về môi trường.

Kỳ vọng rằng, các giải pháp mà TP Thanh Hóa đã và đang thực hiện sẽ sớm mang lại kết quả khả quan để có thể sớm giải quyết những tồn tại về môi trường tại CCN Vức.

Bài và ảnh: Việt Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]