(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa được du khách biết đến với lợi thế về điểm đến xanh, an toàn và hấp dẫn. Trong đó nhiều khu du lịch sinh thái, cộng đồng ở các huyện miền núi Bá Thước, Thường Xuân, Lang Chánh được du khách quốc tế khá quan tâm. Bên cạnh đó, nhiều khu du lịch biển tiếp tục được đầu tư những khu nghỉ dưỡng hiện đại để đón khách ở phân khúc cao.

Mục tiêu cao hơn, nhiệm vụ lớn hơn

Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa được du khách biết đến với lợi thế về điểm đến xanh, an toàn và hấp dẫn. Trong đó nhiều khu du lịch sinh thái, cộng đồng ở các huyện miền núi Bá Thước, Thường Xuân, Lang Chánh được du khách quốc tế khá quan tâm. Bên cạnh đó, nhiều khu du lịch biển tiếp tục được đầu tư những khu nghỉ dưỡng hiện đại để đón khách ở phân khúc cao.

Mục tiêu cao hơn, nhiệm vụ lớn hơn

Ảnh minh họa.

Năm 2022 du lịch Thanh Hóa dù thu hút lượng khách trong tốp đầu cả nước, tuy vậy lượng khách quốc tế đến Thanh Hóa vẫn thấp. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lượng khách quốc tế đến Thanh Hóa chỉ đạt 55,6%, tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt 45,2% kế hoạch.

Con số lượt khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa trong năm 2022 cho thấy sự lãng phí tiềm năng, nguồn lực. Đây là đối tượng có mức chi phí cao, đóng góp lớn cho tăng trưởng du lịch nội địa, nếu không có sự thay đổi trong việc thu hút khách quốc tế, du lịch Thanh Hóa khó tạo ra được sự đột phá.

Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đón khoảng 615.100 lượt khách quốc tế, tổng thu từ khách quốc tế đạt 235,7 triệu USD, cao gấp khoảng 3 lần so với năm 2022. Đây là con số thể hiện sự phấn đấu và đòi hỏi quyết tâm rất cao của toàn ngành du lịch, phải có những giải pháp đồng bộ và đột phá mới có thể đạt được. Chính vì vậy, ngành du lịch Thanh Hóa phải có sự đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong đầu tư điểm đến và các sản phẩm du lịch phù hợp xu hướng du lịch thế giới, trong đó cần hướng tới các sản phẩm du lịch xanh, an toàn, gần gũi thiên nhiên.

Ngoài các sản phẩm chủ đạo là nghỉ dưỡng biển, du lịch khám phá văn hóa, thiên nhiên bản địa mà Thanh Hóa đang có, cần đẩy mạnh phân khúc du lịch theo các loại hình, chuyên đề như du lịch golf, MICE (du lịch kết hợp tổ chức hội nghị, sự kiện), chăm sóc sức khỏe và du lịch mạo hiểm. Cùng với đó phải có sự thay đổi trong công tác truyền thông, quảng bá điểm đến du lịch Thanh Hóa ra thế giới, nhất là với các thị trường phi truyền thống. Đặc biệt, cần phải có chính sách phù hợp nhằm thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, xác định đây là điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng phục vụ nhằm hài lòng du khách.

Năm 2023 sắp bắt đầu, mùa du lịch Tết Quý Mão và lễ hội xuân được xem là khởi đầu cho những quyết tâm của ngành du lịch Thanh Hóa trong việc đón khách, trong đó có khách quốc tế. Với rất nhiều lễ hội diễn ra trong dịp này, trong đó có nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc có sức hút gắn với các điểm sinh thái, được xem là nguồn tài nguyên lớn thu hút khách quốc tế. Vì vậy đòi hỏi cơ quan quản lý và doanh nghiệp du lịch cần có sự định hướng rõ ràng, đầu tư thỏa đáng để thu hút khách ở phân khúc này ngay từ những ngày đầu năm.

Thái Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]