Từ nỗi đau, càng đòi hỏi phải làm nghiêm túc, thực chất hơn
Vụ tai nạn lao động xảy ra tại Nhà máy Xi măng Yên Bái khiến 7 người chết, 3 người bị thương ngay trước thềm Tháng Công nhân - Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động năm 2024, đã chất thêm nỗi đau và gióng lên sự lo lắng.
Rất nhiều khóa huấn luyện vệ sinh an toàn lao động đã được tổ chức. Nhiều tiền của được chi cho việc nâng cao, thắt chặt hơn công tác vệ sinh an toàn lao động. Công tác tuyên truyền cũng được thực hiện mọi lúc, mọi nơi... Nhưng rồi sao? Mất an toàn lao động vẫn cứ xảy ra và sự mất mát là tính mạng, sức khỏe của rất nhiều người. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2023 toàn quốc đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động, làm 7.553 người bị nạn, trong đó có 1.720 người bị thương nặng, 699 người chết.
Biết rằng việc gia tăng sản xuất thường dẫn đến áp lực và những sai số. Tuy nhiên sự mất mát về tiền của còn có thể lấy lại được, chứ bằng tính mạng con người thì là mất mãi mãi. Thử tính toán xem gần 700 người chết trong một năm đất nước sẽ mất đi năng suất lao động là bao nhiêu? Và còn lớn hơn nữa khi mà chúng ta phải gánh chịu một hệ lụy bảo trợ xã hội từ những người phụ thuộc họ.
Thật đáng buồn và lo lắng là trong số những vụ tai nạn lao động ấy có những vụ việc xảy ra hoàn toàn bởi nguyên nhân chủ quan, sự bất cẩn, xem thường của con người. Vụ việc tai nạn lao động vừa xảy ra ở Nhà máy Xi măng Yên Bái mấy ngày trước là điển hình. Dù vụ việc đã được khởi tố, người vi phạm đã bị bắt giam, nhưng rồi cũng không thể lấy lại được những gì đã mất. Nỗi đau và cả sự căm hờn ấy chỉ có thể nhắc nhở chúng ta phải nghiêm túc hơn, thực chất hơn, đừng bao giờ xem nhẹ, đối phó với mối hiểm nguy rình rập quanh ta.
Biết rằng doanh nghiệp chi phí đầu tư để có một môi trường làm việc an toàn sẽ tốn kém. Nhưng để giải quyết hậu quả của việc mất an toàn lao động thì còn tốn kém hơn nhiều lần, chưa kể tai tiếng, sự ám ảnh lâu dài.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến tháng 5 - Tháng Công nhân, cũng là Tháng an toàn vệ sinh lao động năm 2024, dịp để cả xã hội chăm lo đời sống, tăng cường bảo vệ sự an toàn cho người lao động. Bởi thế, đòi hỏi doanh nghiệp, tổ chức công đoàn, cơ quan quản lý lao động vừa có biện pháp tập trung phát triển sản xuất, nhưng không được quên việc bảo đảm cho người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn. Phải xem đó là một trong những chuẩn mực của thời kỳ phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, cũng là một trong những tiêu chí tăng niềm tin, động lực để người lao động yên tâm làm việc.
Nhất là, tinh thần, trách nhiệm ấy không chỉ dừng lại trong phạm vi một tháng, mà phải là mệnh lệnh hành động lâu dài, xuyên suốt, để sự mất mát, đau thương không còn gióng lên bởi những con số tang thương.
Thái Minh
{name} - {time}
-
2025-01-14 15:35:00
Triển khai thi hành Luật Bảo hiểm xã hội trên địa bàn Thanh Hóa
-
2025-01-14 15:09:00
Phát triển đảng viên trong học sinh để tăng sức chiến đấu cho Đảng
-
2024-04-26 10:49:00
Tập huấn kỹ năng viết tin, bài đăng tải trên cổng thông tin điện tử
Hơn 1,5 triệu khách đi lại bằng đường hàng không trong dịp nghỉ lễ 30/4
Hoà mình vào cuộc sống dân dã, bình yên tại làng chài ở thành phố du lịch Sầm Sơn
Thiệu Hóa cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị cho ngày lễ lớn
Hội LHPN phường Phú Sơn đạt và vượt 10/12 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội
Như Xuân phấn đấu xây dựng 160 căn nhà cho hộ nghèo, hộ chính sách, hộ khó khăn về nhà ở
Ứng dụng công nghệ số trong công tác truyền thông công đoàn
Hiệu quả kép từ mô hình “biến rác thải thành tiền”
Triển khai tổng đài 1900 8099 tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc
Giao lưu chương trình tiếp lửa truyền thống nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ