(Baothanhhoa.vn) - Về đích xã NTM vào năm 2017, chính quyền và Nhân dân xã Đông Tiến (Đông Sơn) tiếp tục xây dựng các tiêu chí theo chiều sâu, hướng đến đạt chuẩn NTM nâng cao. Những lợi thế về giao thông, điều kiện phát triển thương mại - dịch vụ, nông nghiệp của xã ven đô đã được khơi dậy.

Đông Tiến phát huy lợi thế để về đích NTM nâng cao

Về đích xã NTM vào năm 2017, chính quyền và Nhân dân xã Đông Tiến (Đông Sơn) tiếp tục xây dựng các tiêu chí theo chiều sâu, hướng đến đạt chuẩn NTM nâng cao. Những lợi thế về giao thông, điều kiện phát triển thương mại - dịch vụ, nông nghiệp của xã ven đô đã được khơi dậy.

Đông Tiến phát huy lợi thế để về đích NTM nâng caoNhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ trong nhà lưới ở xã Đông Tiến.

Để tạo được sự đồng thuận, chính quyền địa phương đã triển khai tốt công tác tuyên truyền với vận động, lồng ghép tuyên truyền qua các hoạt động sinh hoạt tập thể, các hội nghị, các cuộc họp tại khu dân cư, qua hệ thống truyền thanh, qua băng rôn, panô, khẩu hiệu, cổ động, hội thi... Từ đó, từng người dân, cộng đồng dân cư nhận thức đầy đủ và sâu sắc, xác định rõ trách nhiệm, vai trò chủ thể trực tiếp thực hiện XDNTM nâng cao với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ”. Xã cũng tập trung tuyên truyền, biểu dương những cách làm hay, mô hình điển hình, những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào XDNTM nâng cao để tạo sự lan tỏa.

Từ đó, các phong trào được các tổ chức đoàn thể đảm nhiệm triển khai hiệu quả. Hội nông dân, hội phụ nữ tổ chức nhiều buổi tập huấn, mở các lớp dạy nghề, tổ chức các hội thi nông dân, phụ nữ, chung tay XDNTM nâng cao. Hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên phát huy truyền thống “Anh bộ đội Cụ Hồ”, “Thanh niên làm theo lời Bác”; vận động hội viên, đoàn viên gương mẫu đi đầu trong các phong trào, làm kinh tế giỏi, xung kích trong phong trào bảo vệ môi trường. Hội Người cao tuổi với phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, động viên con cháu tích cực lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tốt việc tổ chức tang lễ theo quy ước nếp sống mới và các giá trị văn hóa truyền thống, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tham gia quy hoạch quản lý nghĩa trang, nghĩa địa và xây dựng làng xã văn hóa.

Phát huy lợi thế gần thị trấn Rừng Thông và có 2 km Quốc lộ 45 chạy qua, xã phát triển mạnh các hoạt động thương mại - dịch vụ, ngành nghề nông thôn. Hiện nay trên địa bàn xã có 20 doanh nghiệp, 2 HTX hoạt động có hiệu quả. Xã có cửa hàng chuyên phục vụ sản phẩm sạch trong nông nghiệp hoạt động có hiệu quả để Nhân dân trong xã và huyện mua bán trao đổi hàng hóa với nhau, có 83 cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể đang hoạt động có hiệu quả thu hút hàng trăm lao động tham gia. Các doanh nghiệp may mặc và các nghề: mộc, nghề hàn, sửa chữa dân dụng, xây dựng, vận tải, dịch vụ khác... phát triển mạnh. Bên cạnh đó, hàng năm trên địa bàn xã phát triển từ 5 - 7 doanh nghiệp được thành lập mới giải quyết được nhiều lao động trên địa bàn xã.

Với 300 ha đất nông nghiệp, xã xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời ra các nghị quyết, chương trình cụ thể để tích tụ đất đai, phát triển các mô hình nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao. Mạnh dạn chyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, tập trung thu hút đầu tư, đến nay, toàn xã đã có 8 ha sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trồng dưa vàng, dưa chuột baby, rau màu các loại. Ngoài các doanh nghiệp, nhiều hộ dân cũng tập trung đầu tư trồng các loại cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh... góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.

Trong chăn nuôi, đến nay toàn xã có 71 cơ sở chăn nuôi trong nông hộ, trong đó có 5 cơ sở chăn nuôi gà lấy trứng tập trung từ 500 con trở lên. Hiện các hộ dân chăn nuôi theo mô hình gia trại, chăn nuôi an toàn sinh học và tăng nhanh giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Từ phát triển kinh tế, đời sống Nhân dân trong xã ngày càng được nâng lên. Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2017 (năm về đích NTM) mới đạt 31,03 triệu đồng/người/năm, đến tháng 8/2023 thu nhập bình quân đầu người đạt là 68,73 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm còn 7 hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ không có khả năng lao động.

Đến nay xã Đông Tiến đã huy động tổng nguồn lực hơn 350 tỷ đồng cho XDNTM nâng cao. Trong số đó giá trị hiến đất, đóng góp ngày công, tài chính của Nhân dân chiếm gần 71%. Với sự đầu tư đồng bộ, xã đã mở rộng và bê tông hóa 100% tuyến đường thôn, đường xã. Ở nhiều tuyến đường chính được vẽ tranh bích họa với nội dung cổ vũ sản xuất, đề cao vẻ đẹp làng quê, tuyên truyền tuân thủ luật lệ giao thông, chung tay bảo vệ môi trường... Tại các cánh đồng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất được hoàn thiện với 28 công trình, tổng chiều dài gần 21 km được kiên cố và bảo trì hàng năm. Với hệ thống hạ tầng lưới điện, xã đã phối hợp với Điện lực Đông Sơn thay thế, tu sửa, bảo dưỡng, cung cấp điện ổn định cho 1.647hộ/1.647 hộ dân sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh.

Cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục của xã cũng xếp tốp đầu huyện Đông Sơn. Hiện xã có 3 trường học đều đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2. Thiết chế văn hóa của địa phương được đầu tư khang trang với Trung tâm Văn hóa - Thể thao hiện đại, sân vận động, 6/6 thôn có nhà văn hóa và sân thể thao... góp phần thúc đẩy sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, tập luyện TDTT.

Đến giữa tháng 11/2023 xã Đông Tiến đã được thẩm định đạt chuẩn NTM nâng cao, chờ Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận. Đây là dấu mốc quan trọng để chính quyền và Nhân dân xã Đông Tiến tiếp tục nỗ lực xây dựng địa phương thành vùng quê đáng sống.

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]