(Baothanhhoa.vn) - Ngày 18-7-2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 83/2017/NĐ-CP Quy định về công tác CNCH của lực lượng PCCC. Sau gần 2 năm triển khai thực hiện nghị định, với những kết quả đạt được, lực lượng PCCC&CNCH tỉnh Thanh Hóa đã khẳng định được vị trí, vai trò nòng cốt trong hoạt động CNCH, từng bước hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu công tác CNCH trong tình hình mới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kết quả sau 2 năm thực hiện Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ

Ngày 18-7-2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 83/2017/NĐ-CP Quy định về công tác CNCH của lực lượng PCCC. Sau gần 2 năm triển khai thực hiện nghị định, với những kết quả đạt được, lực lượng PCCC&CNCH tỉnh Thanh Hóa đã khẳng định được vị trí, vai trò nòng cốt trong hoạt động CNCH, từng bước hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu công tác CNCH trong tình hình mới.

Kết quả sau 2 năm thực hiện Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ

Huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hình thành 1 khu kinh tế, 8 khu công nghiệp, với hơn 7.000 cơ sở thuộc diện theo dõi, quản lý Nhà nước về PCCC, trong đó có 162 cơ sở trọng điểm về PCCC. Đây cũng chính là lý do khiến nguy cơ xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố ngày càng nhiều, yêu cầu về công tác PCCC&CNCH ngày một cấp thiết.

Trong 2 năm qua, cùng với lực lượng PCCC trên toàn quốc, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh đã chủ động tổ chức triển khai Nghị định 83/2017/NĐ-CP đến các sở, ban, ngành, cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 27-6-2018 triển khai thực hiện Nghị định 83/2017/NĐ-CP. Chủ động tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau đến các tầng lớp nhân dân biết chủ trương của Chính phủ về công tác CNCH, biết về lực lượng làm nhiệm vụ CNCH. Đồng thời tuyên truyền để nhân dân và các cấp, các ngành biết về phạm vi, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ CNCH của từng lực lượng, trong từng tình huống cụ thể. Ngoài công tác tham mưu, lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH đã tổ chức 23 lớp huấn luyện nghiệp vụ về CNCH cho trên 1.500 lượt cán bộ là thành viên các đội dân phòng, đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành, lãnh đạo UBND phường, xã, người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp... Đồng thời, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH đã nhận trên 100 lượt tin yêu cầu CNCH, đã xuất xe và trực tiếp tham gia 46 vụ CNCH (cả trong đám cháy và các sự cố tai nạn giao thông, sập đổ công trình, đuối nước...). Mặc dù Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH còn hạn chế về phương tiện CNCH, song phần nào đã khẳng định được vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác CNCH.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác CNCH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn những hạn chế, thiếu sót, như: Nhận thức về trách nhiệm của một bộ phận người đứng đầu các cấp, ngành, cơ sở trong công tác CNCH chưa đầy đủ. Kiến thức và kỹ năng cứu nạn của đại đa số người dân còn hạn chế. Một bộ phận không nhỏ người dân còn lúng túng khi gọi và yêu cầu cứu nạn.

Công tác lập, thực tập phương án CNCH còn hạn chế về số lượng, chất lượng của các phương án CNCH chưa cao, chưa đa dạng và sát với tình hình thực tế. Công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia công tác CNCH chưa chặt chẽ. Đặc biệt, còn lúng túng trong công tác chỉ huy, điều hành và huy động các phương tiện đặc dụng tham gia CNCH.

Trước tình hình đó, để khắc phục những thiếu sót, bất cập nhằm nâng cao hiệu quả công tác CNCH trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH cần tập trung thực hiện một số hoạt động cơ bản sau: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau đến nhân dân về chủ trương của Chính phủ về công tác CNCH, về chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng trong thực hiện công tác CNCH. Tăng cường công tác huấn luyện nghiệp vụ về CNCH cho từng lực lượng theo hướng chuyên sâu và phù hợp với các nhiệm vụ mà lực lượng đó thực hiện, đặc biệt là lực lượng CNCH tại chỗ. Từng bước rà soát, xây dựng các đề án về trang bị các phương tiện CNCH cho lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH và các lực lượng khác làm công tác CNCH nhằm đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu thực tế đặt ra. Tăng cường công tác lập, thực tập các phương án CNCH, đặc biệt là các phương án CNCH lớn với sự tham gia của nhiều lực lượng, phương tiện. Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các đơn vị trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ huy điều hành xử lý các tình huống CNCH lớn, phức tạp.

Để nâng cao hiệu quả công tác CNCH trong giai đoạn hiện nay, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH, cần có sự tham gia của toàn xã hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Chỉ khi đó mới có thể giảm thiểu được số lượng và thiệt hại từ các sự cố, tai nạn gây ra, đồng thời góp phần tích cực vào đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển của tỉnh.

Bài và ảnh: Trịnh Anh (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]