(Baothanhhoa.vn) - Tổ hợp Nhà máy Xi măng Đại Dương, bao gồm Nhà máy Xi măng Đại Dương 1, Nhà máy Xi măng Đại Dương 2 và Nhà máy Sản xuất vôi công nghiệp Đại Dương, được chấp thuận đầu tư tại xã Tân Trường thuộc Khu Kinh tế Nghi Sơn. Công suất của hai nhà máy xi măng khoảng 4,6 triệu tấn xi măng/năm, công suất nhà máy sản xuất vôi công nghiệp 600 nghìn tấn/năm.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Tổ hợp Dự án Nhà máy Xi măng Đại Dương

Tổ hợp Nhà máy Xi măng Đại Dương, bao gồm Nhà máy Xi măng Đại Dương 1, Nhà máy Xi măng Đại Dương 2 và Nhà máy Sản xuất vôi công nghiệp Đại Dương, được chấp thuận đầu tư tại xã Tân Trường thuộc Khu Kinh tế Nghi Sơn. Công suất của hai nhà máy xi măng khoảng 4,6 triệu tấn xi măng/năm, công suất nhà máy sản xuất vôi công nghiệp 600 nghìn tấn/năm.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Tổ hợp Dự án Nhà máy Xi măng Đại DươngDự án Nhà máy Xi măng Đại Dương 1 đang được triển khai san lấp mặt bằng và chuẩn bị xây dựng.

Tổ hợp dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 9.120 tỷ đồng này được tỉnh Thanh Hóa chọn khởi công ngày 23–10–2020 - “Công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020–2025”, dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào sản xuất quý III-2022. Riêng tổ hợp nhà máy xi măng là dự án với trang thiết bị hiện đại, công nghệ châu Âu, bảo đảm các yêu cầu về môi trường và chất lượng, phục vụ các công trình xây dựng trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đến nay, chủ đầu tư đã hoàn thành hồ sơ, thủ tục đầu tư xây dựng Nhà máy Xi măng Đại Dương 1 và được Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (BQL KKTNS&CKCN) tỉnh cấp giấy phép xây dựng số 834/GPXD vào ngày 19–3–2021. Hiện, công ty đang tích cực đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xi măng tại vùng núi xã Tân Trường và triển khai lập hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản trình Bộ Xây dựng và Thủ tướng Chính phủ nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu phục vụ dự án theo đúng mục tiêu và tiến độ theo kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.

Phần diện tích 13,8 ha đã được phê duyệt trong kế hoạch sử dụng đất để xây dựng các hạng mục: Trạm đập đá vôi, đập sét, bãi quay xe, bãi tập kết nguyên liệu và tuyến đường vận chuyển nguyên liệu để phục vụ xây dựng nhà máy xi măng, hiện đang được hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thị xã Nghi Sơn công khai phương án bồi thường hỗ trợ, giải quyết các tranh chấp đất và các kiến nghị của Nhân dân theo thẩm quyền. Các bên liên quan đang phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng phần đất này trước ngày 30–6–2021 để bàn giao công ty triển khai xây dựng các hạng mục. Với phần diện tích 13,5 ha hiện nay chưa có kế hoạch sử dụng đất năm 2021, phía BQL KKTNS&CKCN tỉnh đang đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sớm trình UBND tỉnh xem xét, chấp thuận cho phép thực hiện trong năm 2021 và để UBND thị xã Nghi Sơn tiếp tục triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án.

Liên quan đến việc cấp mỏ nguyên liệu phục vụ sản xuất cho dự án hiện cũng có những vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản, thẩm quyền giải quyết đã vượt khỏi cấp tỉnh. Theo thông tin từ BQL KKTNS&CKCN tỉnh, sau khi các bên liên quan có văn bản đề nghị, ngày 25–3 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 1356/BTNMT-ĐCKS trình Thủ tướng Chính phủ, trong đó ghi rõ nội dung: “Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tiếp nhận, thẩm định, cấp phép đối với các hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt (đã quá kỳ quy hoạch, chưa có quy hoạch mới) cho đến khi quy hoạch khoáng sản lập theo Luật Quy hoạch được phê duyệt”. Sau khi cấp giấy phép, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo để Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng cập nhật bổ sung vào quy hoạch liên quan theo quy định.

Cũng theo BQL KKTNS&CKCN tỉnh, ngày 25–5–2021 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 2431/VPCP-CN, gửi các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Tư pháp về việc tháo gỡ vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản, trong đó ghi rõ nội dung: “Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo cụ thể các hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản ở các khu vực phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, đề xuất, gửi cơ quan quản lý quy hoạch (Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng) và Văn phòng Chính phủ. Trên cơ sở báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan liên quan để rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo quy định”.

Với những vướng mắc trên, BQL KKTNS&CKCN tỉnh cũng đã đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tháo gỡ khó khăn để công ty được cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản phục vụ dự án. Đây là tổ hợp dự án có quy mô đầu tư lớn, khi đi vào hoạt động sẽ góp phần đóng góp không nhỏ cho ngân sách Nhà nước, giải quyết nhiều việc làm cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên thực tế, khu vực được quy hoạch xây dựng tổ hợp dự án thuộc vùng núi đá hẻo lánh xã Tân Trường, giáp địa giới hành chính với tỉnh Nghệ An. Nơi đây, người dân còn khá nghèo, ít điều kiện phát triển. Trong quá trình thu hút đầu tư, các sở, ban, ngành của tỉnh đã thảo luận bàn bạc, mong muốn dự án đầu tư vào nhằm thúc đẩy phát triển, vực dậy tiềm năng của vùng đất xa trung tâm xã và thị xã Nghi Sơn này, đồng thời, tận dụng được nguồn đá vôi to lớn nơi đây để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bài và ảnh: Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]