(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Thạch Thành đạt cao; nhiều dự án được triển khai đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động ổn định, cho phép khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của huyện để nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và hội nhập quốc tế, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách địa phương, góp phần quan trọng hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở huyện Thạch Thành

Những năm gần đây, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Thạch Thành đạt cao; nhiều dự án được triển khai đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động ổn định, cho phép khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của huyện để nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và hội nhập quốc tế, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách địa phương, góp phần quan trọng hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở huyện Thạch ThànhCông nhân Công ty TNHH S&H Vina Thạch Thành trong ca sản xuất.

Thực tế cho thấy, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thành đạt tốc độ tăng trưởng khá, có chuyển biến vượt bậc về giá trị sản xuất, quy mô đầu tư, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, giá trị xuất khẩu, tạo ra nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện đáng kể đời sống Nhân dân, tạo động lực quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Để công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, những tháng đầu năm 2021, huyện tiếp tục tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, đôn đốc hoàn thiện hồ sơ đầu tư xây dựng Nhà máy may xuất khẩu An Khánh tại Đồng Khanh, Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi xuất khẩu Thành Tâm và đẩy nhanh thực hiện kiểm kê bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Vân Du của Tập đoàn Tân Phục Hưng. Ngoài ra, hoạt động thương mại diễn ra sôi động, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, nguồn cung hàng hóa bảo đảm nhu cầu của người dân, không xảy ra tình trạng ”cháy hàng”. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được tăng cường, Ban Chỉ đạo 389 huyện đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn, nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu. Đi đôi với đó, huyện chỉ đạo các xã Thạch Đồng, Thành Công, Thành Minh, Thành Mỹ, Thành Vinh, Thành Tân tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng chợ an toàn thực phẩm... Sản xuất công nghiệp tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng khá so với tháng trước và cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm tăng hơn 19% so với cùng kỳ. Số cơ sở sản xuất và lực lượng lao động thu hút vào ngành công nghiệp tăng nhanh, góp phần quan trọng làm gia tăng năng lực sản xuất, năng suất lao động, tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Sản phẩm công nghiệp ngày càng phong phú, đa dạng do có thêm các cơ sở sản xuất mới được đầu tư xây dựng; chất lượng sản phẩm được nâng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và phục vụ xuất khẩu. Hoạt động thương mại - dịch vụ diễn ra sôi nổi, tốc độ tăng trưởng cao, hệ thống hạ tầng kinh doanh thương mại - dịch vụ được tăng cường đầu tư và ngày càng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng của doanh nghiệp và Nhân dân. Các loại hình dịch vụ phát triển khá phong phú, chất lượng dịch vụ từng bước được nâng cao, một số loại hình dịch vụ cao cấp mới như chăm sóc sức khỏe, viễn thông, tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm... đã xuất hiện và phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho Nhân dân trên địa bàn huyện.

Thời gian qua, UBND huyện Thạch Thành đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn; trong đó, tập trung thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính về đất đai, đầu tư xây dựng, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo đảm an ninh trật tự. Đồng thời, thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp để nắm chắc tình hình và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và thu hút các nhà đầu tư mới vào địa bàn. Thực tế thời gian qua cho thấy, thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp vào địa bàn huyện Thạch Thành đạt kết quả cao, nhiều dự án công nghiệp được đầu tư xây dựng, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH, tạo tiền đề vững chắc cho tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn mới. Huyện tăng cường chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tháo gỡ khó khăn về đất đai, mặt bằng sản xuất, nguyên liệu, vốn đầu tư, tuyển dụng công nhân, thị trường tiêu thụ... để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Đồng chí Phạm Đình Minh, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành, cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế trên địa bàn đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với cơ cấu hợp lý, đạt tốc độ tăng trưởng cao. Kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo chiều sâu và chiều rộng, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ tiên tiến, bảo đảm môi trường, tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động. Phát triển công nghiệp trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và việc phát triển phải bảo đảm tính khoa học, cân đối, hài hòa, đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở mức cao, theo hướng bền vững để công nghiệp là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đưa huyện Thạch Thành cùng với thị xã Bỉm Sơn trở thành vùng kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh. Tập trung khai thác và thu hút mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển công nghiệp; ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp có quy mô vốn lớn, công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng cao, qua đó thực hiện chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu. Phấn đấu giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng 16%/năm. Trong đó, công nghiệp bình quân tăng 15,8%/năm, xây dựng tăng 16,3%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đến năm 2025 đạt 52,9% trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện. Trong đó, công nghiệp chiếm 38,9%, xây dựng chiếm 14%. Hoàn thành xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Vân Du, xúc tiến đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu Công nghiệp Thạch Quảng, thành lập và thu hút đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Vân Du 2 và Cụm công nghiệp Thành Tân. Lập quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 2 đến 4 cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp - làng nghề tập trung. Tạo việc làm mới cho người lao động trong ngành công nghiệp khoảng 10.000 người, giá trị xuất khẩu hàng hóa 150 triệu USD/năm.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]