(Baothanhhoa.vn) - Tính đến hết năm 2021, số doanh nghiệp (DN) thành lập mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt 3.700 DN. Vậy là, so với kế hoạch đặt ra, Thanh Hóa đã vượt chỉ tiêu tới 23,3%. Thanh Hóa tiếp tục duy trì vị trí đứng thứ 7 cả nước về số DN thành lập mới. Trung bình hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đạt tỷ lệ 50,1 DN/1 vạn dân, với hơn 20.000 DN đang hoạt động, phản ánh khả năng phục hồi và phát triển kinh tế của tỉnh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Tính đến hết năm 2021, số doanh nghiệp (DN) thành lập mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt 3.700 DN. Vậy là, so với kế hoạch đặt ra, Thanh Hóa đã vượt chỉ tiêu tới 23,3%. Thanh Hóa tiếp tục duy trì vị trí đứng thứ 7 cả nước về số DN thành lập mới. Trung bình hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đạt tỷ lệ 50,1 DN/1 vạn dân, với hơn 20.000 DN đang hoạt động, phản ánh khả năng phục hồi và phát triển kinh tế của tỉnh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệpSản xuất nước mắm tại Công ty TNHH Nước mắm Cự Nham (Quảng Xương).

Những năm gần đây, khu vực DN thường xuyên đóng góp khoảng 70% tổng thu ngân sách Nhà nước và đóng góp khoảng 60% GRDP của tỉnh. Đặc biệt, trong năm 2021, dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, tác động sâu rộng, tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh, làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN; song, với sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của cộng đồng DN, sự đồng hành, hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, bức tranh DN Thanh Hóa năm 2021 tiếp tục có nhiều điểm sáng. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của phần lớn các DN được duy trì, ổn định. Ngoài đóng góp vào ngân sách, tạo nhiều việc làm cho người lao động, các DN còn tích cực tham gia vào công tác an sinh xã hội, từ thiện, nhân đạo, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong 2 năm vừa qua.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tuy có sự tăng trưởng nhanh về số lượng, nhưng chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ DN tỉnh Thanh Hóa vẫn còn hạn chế. DN có quy mô nhỏ và vừa chiếm tới 90% tổng số DN trên địa bàn tỉnh. Không chỉ quy mô nguồn vốn nhỏ hẹp, đối tượng DN này thiếu kỹ năng quản trị, điều hành, hiểu biết về các văn bản, kiến thức pháp luật của Nhà nước còn hạn chế, năng lực thích ứng với biến động của thị trường thiếu vững vàng. Chính vì vậy, trong 2 năm qua, trước tác động của dịch bệnh COVID-19, không ít DN đã rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng, giải thể, tạm ngừng hoạt động. Theo thống kê từ Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2021, Thanh Hóa có 1.083 DN quay trở lại hoạt động, tăng 2,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, cũng trong năm 2021, toàn tỉnh có tới 1.125 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 33,3% so với cùng kỳ.

Với DN mới thành lập, mặc dù số lượng vượt cao so với chỉ tiêu, nhưng quy mô DN vẫn còn nhỏ, lĩnh vực DN đăng ký mới cũng còn chưa đồng đều. Theo đó, DN thành lập mới tập trung chủ yếu ở quy mô đến 10 tỷ đồng chiếm tới 90,4%; quy mô từ trên 10 - 20 tỷ đồng chiếm 4,6%; quy mô từ trên 20 - 50 tỷ đồng chiếm 2,5%; quy mô từ trên 50 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm 2,5%. Bên cạnh đó, DN mới chủ yếu tập trung ở lĩnh vực xây dựng, thương mại, DN mới thành lập ở các lĩnh vực sản xuất còn khá khiêm tốn. Qua rà soát, chỉ có khoảng 50% DN thành lập mới có phát sinh doanh thu, chi phí sản xuất. Nhiều DN vẫn gặp khó trong tiếp cận các chính sách của Nhà nước.

Tại đề án phát triển DN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, Thanh Hóa đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, có 15.000 DN được thành lập mới. Đến năm 2025, mật độ DN hoạt động bình quân đạt 7,9 DN/1.000 dân, gắn phát triển DN đi đôi cả về lượng và chất.

Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Thanh Hóa đang tích cực triển khai Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa gắn với chính sách hỗ trợ phát triển DN giai đoạn 2021-2025; rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các cơ chế, chính sách, nhất là các cơ chế, chính sách về sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu... theo hướng thông thoáng, thủ tục đơn giản, dễ thực hiện. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đối với các lĩnh vực thành lập và hoạt động của DN; khuyến khích, hỗ trợ DN đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; xây dựng giải pháp hỗ trợ các DN tận dụng lợi thế từ hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng, đa dạng thị trường, tìm kiếm đối tác mới, ngành hàng mới; hỗ trợ DN đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh để ứng phó linh hoạt với tác động của thiên tai, dịch bệnh.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, để vận dụng chính sách một cách thiết thực, hỗ trợ DN hiệu quả, các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ DN thành lập mới cần được rà soát, đánh giá và triển khai một cách sát thực tiễn hơn. Bên cạnh đó, bản thân các DN cũng cần luôn chủ động trau dồi kiến thức, kỹ năng quản trị, điều hành DN để thích ứng với mọi bối cảnh, diễn biến của thị trường.

Bài và ảnh: Minh Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]