(Baothanhhoa.vn) - Nhà máy Thủy điện Trung Sơn (Quan Hóa) là dự án đầu tiên được Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ tín dụng. Theo nguyên tắc vận hành, không chỉ cung cấp điện với chi phí thấp và nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhà máy còn phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về môi trường, xã hội và an toàn đập. Để bảo đảm vận hành công trình an toàn trong mùa mưa lũ, cùng với việc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương ban hành, hàng năm, Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) đều xây dựng phương án ứng phó với thiên tai, bảo trì đập và các thiết bị vận hành đập, đồng thời thực hiện nghiêm kế hoạch hành động khẩn cấp (EPP) đã được UBND tỉnh Thanh Hóa và UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt.

Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn chú trọng triển khai phổ biến EPP

Nhà máy Thủy điện Trung Sơn (Quan Hóa) là dự án đầu tiên được Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ tín dụng. Theo nguyên tắc vận hành, không chỉ cung cấp điện với chi phí thấp và nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhà máy còn phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về môi trường, xã hội và an toàn đập. Để bảo đảm vận hành công trình an toàn trong mùa mưa lũ, cùng với việc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương ban hành, hàng năm, Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) đều xây dựng phương án ứng phó với thiên tai, bảo trì đập và các thiết bị vận hành đập, đồng thời thực hiện nghiêm kế hoạch hành động khẩn cấp (EPP) đã được UBND tỉnh Thanh Hóa và UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt.

Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn chú trọng triển khai phổ biến EPPTSHPCo tổ chức phổ biến kế hoạch hành động khẩn cấp cho chính quyền và Nhân dân xã Thành Sơn (Quan Hóa).

Đại diện TSHPCo, cho biết: Ngay sau khi EPP Công trình Thủy điện Trung Sơn được phê duyệt, TSHPCo đã tổ chức xây dựng hệ thống cảnh báo lũ, gồm 15 trạm cảnh báo lũ bằng còi hụ (từ hạ du đập về đến huyện Cẩm Thủy, bình quân 10km/trạm, phạm vi cảnh báo 5km); cắm 1.724 mốc cảnh báo khu vực ngập lụt, mốc xác định khu vực an toàn để người dân di chuyển đến lánh nạn; lắp đặt và bàn giao cho chính quyền địa phương 290 biển chỉ dẫn hướng sơ tán lánh nạn; tổ chức các chương trình, hội nghị tuyên truyền, phổ biến, diễn tập theo các kịch bản trong EPP cho các cấp chính quyền và người dân các địa phương áp dụng EPP. Hàng năm, TSHPCo cũng tổ chức cập nhật danh bạ liên lạc thực hiện EPP, kiểm tra và báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa theo quy định, kiểm tra bảo dưỡng hệ thống cảnh báo hạ du; đồng thời, phổ biến các quy ước, hiệu lệnh cảnh báo xả lũ để chính quyền các địa phương và người dân có những hành động ứng phó phù hợp.

Từ thực tế đi vào triển khai, cùng với sự quan tâm, phối hợp của chính quyền các địa phương khu vực bị ảnh hưởng, EPP đã phát huy hiệu quả. Người dân khu vực hạ lưu đập được bảo đảm an toàn khi Nhà máy Thủy điện Trung Sơn vận hành xả lũ. Năm 2022, UBND tỉnh Thanh Hóa và UBND tỉnh Hòa Bình đã chấp thuận gia hạn EPP cho TSHPCo.

Triển khai EPP năm 2022 theo kế hoạch gia hạn, TSHPCo đã xây dựng các nội dung tuyên truyền, gồm: phổ biến các tình huống khẩn cấp; quy định trách nhiệm phối hợp giữa các cấp Trung ương, địa phương, chủ đập và người dân địa phương; cập nhật lại danh bạ và địa chỉ liên hệ, mốc cảnh báo và biển báo chỉ dẫn thoát nạn, các phương án hành động tương ứng với các cấp báo động.

Đại diện TSHPCo, cho biết: Trong thời gian từ ngày 10 đến 30-6, các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về phát triển thuộc Liên hiệp các Hội khoa học - Kỹ thuật Việt Nam (DRCC) đã triển khai phổ biến tới người dân các khu vực bị ảnh hưởng nội dung của kế hoạch hành động khẩn cấp cho chính quyền và Nhân dân địa phương 12 xã/thị trấn (2 xã thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và 10 xã thuộc huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa), 30 bản/xóm áp dụng EPP sinh sống gần hạ lưu công trình. Các nội dung được phổ biến gồm các nội dung chính của EPP đã được UBND hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình phê duyệt theo báo cáo tóm tắt cập nhật năm 2022; cấp báo động và các hành động ứng phó để bảo đảm an toàn; khu vực ngập lụt khi xảy ra tình huống khẩn cấp; hướng di chuyển, lánh nạn khi xảy ra tình huống khẩn cấp; các tổ chức, cá nhân liên hệ khi xảy ra tình huống khẩn cấp và cảnh báo phòng ngừa đuối nước. Đồng thời, tiếp nhận và giải thích các ý kiến của chính quyền địa phương và người dân các vấn đề liên quan. TSHPCo cũng cấp tài liệu phổ biến tuyên truyền EPP cập nhật năm 2022 cho chính quyền địa phương 5 huyện và 26 xã/thị trấn áp dụng EPP để có những hành động ứng phó phù hợp khi thủy điện Trung Sơn vận hành xả lũ.

Đồng chí Phạm Văn Diện, Chủ tịch UBND xã Trung Sơn, cho biết: Công tác tuyên truyền, cảnh báo cho Nhân dân vùng hạ du nhằm phòng, tránh những rủi ro, thiệt hại trong mùa mưa lũ luôn được Nhà máy Thủy điện Trung Sơn thực hiện đầy đủ và bài bản. Trong đó, từ năm 2016, kế hoạch EPP đã được đơn vị thường niên tổ chức phổ biến, tuyên truyền đến Nhân dân và hoàn thành trước mùa mưa lũ. Hàng năm, thông qua công tác tuyên truyền, chính quyền địa phương sẽ chủ động trong công tác điều hành ứng phó; đồng thời, người dân nắm được quy định cảnh báo, cập nhật sơ đồ ngập lụt, phương án sơ tán, lánh nạn trong trường hợp việc xả lũ ảnh hưởng đến dân cư, công trình hạ tầng và sản xuất.

Bài và ảnh: Trung Sinh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]