(Baothanhhoa.vn) - Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, ngân hàng, chuyển đổi số là xu thế tất yếu để xây dựng doanh nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế sâu rộng. Với định hướng đó, từ nhiều năm nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã triển khai chuyển đổi số, tham gia kinh tế số với những bước đi vững chắc. Cùng với toàn hệ thống, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) cũng đã triển khai, thích ứng với nền kinh tế số. Hiện nay, Agribank Thanh Hóa đã cơ bản điều hành, làm việc trên môi trường mạng và các ứng dụng được số hóa.

Agribank Thanh Hóa thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, ngân hàng, chuyển đổi số là xu thế tất yếu để xây dựng doanh nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế sâu rộng. Với định hướng đó, từ nhiều năm nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã triển khai chuyển đổi số, tham gia kinh tế số với những bước đi vững chắc. Cùng với toàn hệ thống, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) cũng đã triển khai, thích ứng với nền kinh tế số. Hiện nay, Agribank Thanh Hóa đã cơ bản điều hành, làm việc trên môi trường mạng và các ứng dụng được số hóa.

Agribank Thanh Hóa thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng

Agribank Thanh Hóa đưa dịch vụ ngân hàng điện tử đến người dân xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc).

Chuyển đổi số ở Agribank Thanh Hóa là hướng đến mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp nhất, hài lòng nhất, thuận lợi nhất. Ngoài kênh phân phối truyền thống là mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, xe lưu động, thời gian qua, Agribank Thanh Hóa đã chú trọng mở rộng và phát triển kênh phân phối qua ngân hàng điện tử (E-Banking), ngân hàng tự động (ATM/POS); triển khai mạnh mẽ ngân hàng số bằng những sản phẩm dịch vụ tiện ích mang dấu ấn của ngân hàng hiện đại, hướng tới công nghệ số, chuyển đổi số, như Internet Banking, Mobile Banking (SMS Banking, Agribank E-Mobile Banking, Bank Plus...). Như với Agribank E-Mobile Banking là kênh dịch vụ ngân hàng hiện đại, cho phép khách hàng sử dụng điện thoại di động/máy tính bảng có kết nối mạng Internet (GPRS/Wifi/3G...) để thực hiện các giao dịch với ngân hàng mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian và chi phí. Tăng cường phát triển dịch vụ Agribank E-Mobile Banking góp phần đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại đến khách hàng, nhất là khu vực nông thôn. Kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thanh toán bằng tiền mặt. Đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng, như nộp thuế, chi trả an sinh xã hội, viện phí, điện, nước, cước viễn thông... Liên kết thanh toán với các ví điện tử, như Momo, ShopeePay, Vimo, SenPay, Zalo Pay, VNPT Pay, SmartPay... Thực hiện dịch vụ trả lương qua tài khoản cho các đơn vị sự nghiệp như trường học, bệnh viện và các doanh nghiệp; đồng thời, khuyến khích khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn...

Để khuyến khích khách hàng sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, Agribank Thanh Hóa đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm dịch vụ và triển khai thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, như chương trình “Mở tài khoản, nhận quà lớn cùng Agribank"; miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán trong nước; quảng bá sản phẩm tiền gửi trực tuyến, dịch vụ cung cấp tài khoản số đẹp; thanh toán hóa đơn trực tuyến và dịch vụ mã PIN điện tử; “Trao niềm tin - gửi Lộc Việt”... Ngoài ra, từ đầu năm 2021 đến nay, nhằm hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Agribank Thanh Hóa đã áp dụng chính sách miễn phí dịch vụ chuyển tiền trên tất cả các kênh thanh toán của Agribank đối với khách hàng có tài khoản thanh toán tại ngân hàng này, không phân biệt giao dịch tại chi nhánh nơi mở tài khoản và khác nơi mở tài khoản. Cùng với đó, miễn phí chuyển tiền ra ngoài hệ thống đối với các kênh chuyển tiền điện tử của Agribank.

Nhờ tích cực triển khai có hiệu quả các giải pháp nên doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Thanh Hóa đã không ngừng tăng lên. Tính đến 20-6, Agribank Thanh Hóa đã lắp đặt 41 máy ATM, trong đó 4 máy CDM (giúp khách hàng có thể chủ động rút, nộp tiền mặt vào tài khoản), 300 máy POS và 100 điểm triển khai hình thức thanh toán quét mã QR đã tạo điều kiện cho khách hàng tham gia trải nghiệm các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Thời gian tới, Agribank Thanh Hóa tiếp tục lắp đặt 2 CDM về địa bàn huyện, thị xã để người dân có điều kiện tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu dịch vụ của Agribank Thanh Hóa đạt hơn 62 tỷ đồng.

Với định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ thông tin, Agribank Thanh Hóa tiếp tục tập trung phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ứng dụng giải pháp công nghệ 4.0 và triển khai phát triển ngân hàng số, thực hiện chuyển đổi số, hoàn thiện 30 sản phẩm, dịch vụ tiện ích mới, thanh toán linh hoạt trên thiết bị di động, ví điện tử, cổng thanh toán... Qua đó, cho phép khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch thanh toán hàng ngày.

Bài và ảnh: Khánh Phương


Bài và ảnh: Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]