Để người dân nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ rừng
Để giữ màu xanh cho những cánh rừng, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh ta đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ kinh phí, xây dựng các mô hình sinh kế hiệu quả... qua đó giúp người dân có rừng ngày càng có trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR).
BQL Khu BTTN Xuân Liên phối hợp với chính quyền địa phương triển khai công tác trồng rừng năm 2024.
Quan Sơn có trên 85.000ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, là địa phương được đánh giá có độ che phủ rừng cao nhất tỉnh, trên 89%. Đạt được kết quả trên, trong những năm qua huyện đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao trách nhiệm quản lý, BV&PTR; đồng thời kiện toàn, xây dựng các tổ liên gia tự quản bảo vệ rừng ở cơ sở; phối hợp với đơn vị chức năng thực hiện tốt việc quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp...
Ngoài những giải pháp trên, để người dân gắn bó với rừng, chung tay BV&PTR, theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Quan Sơn Hà Xuân Thành, thời gian qua địa phương đã quan tâm công tác đào tạo, phát triển một số nghề, nhất là các nghề sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như luồng, tre, vầu; phát triển các nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đan lát kết hợp du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng... Thực tế cho thấy, khi rừng mang lại thu nhập ổn định cho người dân thì việc xâm lấn rừng sẽ không xảy ra. Cùng với đó, huyện cũng sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng; thực hiện kịp thời chính sách hỗ trợ người dân, cộng đồng đang nhận quản lý, bảo vệ rừng; quan tâm đầu tư, xây dựng hệ thống đường giao thông thuận lợi để vận chuyển lâm sản sau khai thác từ rừng trồng, góp phần giảm chi phí vận chuyển, bảo đảm tăng thêm nguồn thu nhập cho đồng bào...
Ban Quản lý (BQL) Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên (đứng chân trên địa bàn huyện Thường Xuân) được giao quản lý hơn 24.728,6ha rừng. Trong đó, rừng đặc dụng là 23.816,23ha, còn lại là rừng sản xuất. Trong những năm qua, BQL phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của Nhân dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. BQL cũng phối hợp với các xã thành lập tổ tuần tra, kiểm soát thực hiện công tác chăm sóc, BV&PTR, qua đó góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu, nguồn nhân lực tại địa phương; nâng cao tinh thần trách nhiệm của Nhân dân địa phương trong công tác bảo vệ rừng.
Nét nổi bật ở BQL Khu BTTN Xuân Liên là thực hiện tốt chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Việc chi trả kịp thời đã giúp nhiều hộ dân được tạo sinh kế, có nguồn thu nhập ổn định, từ đó khuyến khích Nhân dân tích cực tham gia vào công tác BV&PTR. Được biết, giai đoạn 2013-2023, BQL Khu BTTN Xuân Liên đã chi trả số tiền trên 22 tỷ đồng phí DVMTR cho cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng. Từ nguồn kinh phí này, các thôn, bản trên địa bàn đã xây dựng mới, nâng cấp nhà văn hóa; xây dựng hàng rào khu chăn thả gia súc có kiểm soát; xây mới, sửa chữa kênh mương nội đồng; đường giao thông tại các thôn bản; tạo quỹ vốn vay phát triển kinh tế cho các hộ nghèo...
Từ thực tiễn cho thấy, sau hơn 10 năm thực hiện chính sách chi trả phí DVMTR theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ đã mang lại một số kết quả tích cực, huy động được nguồn lực cho hoạt động quản lý, BV&PTR, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống Nhân dân, từ đó khuyến khích người dân gắn bó lâu dài với rừng.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giai đoạn 2013-2023, quỹ bảo vệ phát triển rừng và phòng chống thiên tai tỉnh đã thu được 148 tỷ đồng. Từ nguồn thu này, đơn vị chi trả phí DVMTR cho 22 chủ rừng tổ chức, 516 cộng đồng dân cư thôn, bản và trên 2.500 hộ gia đình cá nhân. Kinh phí hàng năm chi trả trên 30 tỷ đồng, với diện tích trên 400.000ha cho 9 huyện miền núi; mức chi trả DVMTR bình quân đạt 150.000 đồng/ha rừng/năm, lưu vực cao nhất 300.000 đồng/ha, lưu vực thấp nhất 20.000 đồng/ha.
Việc thực hiện chính sách DVMTR đã và đang góp phần đảm bảo an ninh rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm áp lực ngân sách Nhà nước đối với việc phát triển rừng, đồng thời nâng cao tỷ lệ che phủ rừng. Tính đến năm 2023, các địa phương trong tỉnh đã trồng mới 10.025ha rừng tập trung, đạt 100,2% kế hoạch. Cùng với trồng mới rừng tập trung, các đơn vị, địa phương, người dân đã trồng 6,2 triệu cây phân tán; triển khai chăm sóc rừng trồng mới và bảo vệ an toàn hơn 60.836ha rừng; chăm sóc hơn 40.000ha rừng...
Bài và ảnh: Xuân Minh
{name} - {time}
-
2025-01-15 15:36:00
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
2025-01-15 15:02:00
Hành trình chinh phục khát vọng “Thay thế hàng nhập khẩu – Made by Vietnam”
-
2024-07-04 15:20:00
Giá xăng dầu đồng loạt đi lên, mặt hàng RON95-III vượt 23.500 đồng mỗi lít
“Quẩy hết mình, gặt ngàn deal khủng” tại Vincom Red Sale 2024
Tri ân khách hàng có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý nhu cầu điện
Doanh nghiệp công nghiệp giữ vững thị trường tiêu thụ
Bản tin Tài chính 4/7: Giá vàng bất ngờ tăng mạnh
Giao ban tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các huyện miền núi
Tìm lại “vị thế” cho cây dừa Hoằng Hóa
Phòng, chống ngập úng cho cây trồng vụ mùa
Đưa tín dụng chính sách đến gần người dân
VPI dự báo giá xăng tăng 1,9% trong kỳ điều hành ngày mai 4/7