Đầu tư cơ sở vật chất và thu hút nguồn lực xã hội vào lĩnh vực văn hóa
Để nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa và sự hưởng thụ văn hóa của Nhân dân, thì việc đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất (CSVC) văn hóa được xem là một trong những điều kiện tiên quyết. Thậm chí, đây còn được xem là yếu tố có tính “mở đường” cho các phong trào văn hóa phát triển.
Trung tâm văn hóa - thể thao xã Phùng Minh (Ngọc Lặc) được đầu tư xây dựng khang trang.
Từ những điểm sáng...
Xác định hệ thống CSVC văn hóa là yếu tố quan trọng góp phần đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) ngày càng đi vào chiều sâu, huyện Nông Cống đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư hệ thống CSVC văn hóa. Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nông Cống Lê Thanh Bình, cho biết: Để đầu tư đồng bộ hệ thống CSVC văn hóa, huyện đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống CSVC văn hóa gắn với XDNTM. Đồng thời, tích cực huy động nguồn vốn từ xã hội hóa; phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể trong việc huy động Nhân dân tham gia hiến đất, đóng góp ngày công để xây dựng CSVC văn hóa.
Tính từ năm 2014 đến nay, huyện đã đầu tư xây mới 75 nhà văn hóa, khu thể thao thôn, khu phố, với số tiền trên 90 tỷ đồng; nâng cấp 55 nhà văn hóa, khu thể thao thôn, khu phố, với số tiền trên 20 tỷ đồng; xây dựng 15 trung tâm văn hóa - thể thao xã với tổng kinh phí trên 80 tỷ đồng; nâng cấp 11 trung tâm văn hóa - thể thao xã với tổng kinh phí trên 20 tỷ đồng... Nhờ đó, đến nay toàn huyện đã có 28/28 xã và 1 thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao với quy mô diện tích đạt chuẩn; 100% các xã, thị trấn có khu vui chơi, giải trí cho người già và trẻ em; 100% thôn, khu phố có nhà văn hóa, khu thể thao. Hệ thống CSVC văn hóa sau khi được quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ đã từng bước phát huy hiệu quả là nơi vui chơi, tập luyện của người dân, tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao và phục vụ các nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền, phổ biến pháp luật của địa phương.
Tại huyện Ngọc Lặc, hệ thống CSVC văn hóa từ huyện đến cơ sở cũng được quan tâm đầu tư xây dựng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định. Toàn huyện đã có 16/21 xã, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao xã, thị trấn đạt chuẩn. Có 212/213 thôn, làng, khu phố có nhà văn hóa. Có 21/21 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã thực hiện nhiệm vụ chuyển phát thư, báo chí, tài liệu, phục vụ nhu cầu đọc báo, tham khảo tài liệu của Nhân dân trên địa bàn. Cùng với đó, những năm qua huyện cũng tích cực đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực xã hội vào việc tổ chức các hoạt động văn hóa, các cuộc thi văn nghệ, thể thao và công tác bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống trên địa bàn. Từ đó, thúc đẩy việc nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực.
... đến bức tranh toàn cảnh
Khẳng định vai trò quan trọng của CSVC văn hóa đối với việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho Nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã chú trọng huy động nhiều nguồn lực và có nhiều cơ chế chính sách riêng cho việc đầu tư xây dựng CSVC văn hóa.
Trong giai đoạn 2014-2024, cùng với nguồn vốn của Trung ương hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết phân bổ vốn thực hiện Chương trình Mục quốc gia XDNTM, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, có bố trí nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng CSVC văn hóa.
Năm 2022, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”, đồng thời ban hành “Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2023-2025”, trong đó dự kiến bố trí nguồn lực cho công tác phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, công trình văn hóa khoảng 8.202 tỷ đồng. Đồng thời, phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành tham mưu quy hoạch, bố trí, triển khai xây dựng các công trình văn hóa cấp tỉnh; các địa phương tập trung huy động, ưu tiên bố trí nguồn lực xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở đạt chuẩn; đồng thời chú trọng duy trì, phát triển các hoạt động bên trong các thiết chế văn hóa sau khi hoàn thành, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, tỉnh đã tiến hành quy hoạch được một số công trình văn hóa cấp tỉnh như: Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Cung Văn hóa thiếu nhi, Công viên văn hóa xứ Thanh trong quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2014 đến tháng 3/2024 các địa phương cũng đã triển khai đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện 6 công trình thiết chế trung tâm văn hóa - thể thao cấp huyện, với tổng kinh phí đầu tư xây dựng khoảng trên 300 tỷ đồng, nâng tổng số huyện, thị xã, thành phố có trung tâm văn hóa - thể thao cấp huyện lên 20/27 địa phương (đạt tỷ lệ 74%). Toàn tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp khoảng 200 thiết chế, CSVC văn hóa, thể thao cấp xã (gồm hội trường đa năng, trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã), với tổng kinh phí khoảng trên 1.000 tỷ đồng, nâng tổng số xã được đầu tư xây dựng CSVC văn hóa phục vụ cộng đồng lên 532/559 xã (đạt tỉ lệ 95,2%). Đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp khoảng 2.000 nhà văn hóa - khu thể thao thôn, bản, khu phố, với tổng kinh phí 1.000 tỷ đồng, nâng số thôn, bản, khu phố có nhà văn hóa - khu thể thao lên 4.287/4.357 thôn, bản, khu phố (đạt tỷ lệ 98,3%).
Ngoài ra, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động nguồn lực xã hội để đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, nhất là khôi phục lễ hội, tổ chức hoạt động văn nghệ, trưng bày triển lãm, trùng tu, tôn tạo di tích... Từ đó, thúc đẩy việc hưởng thụ văn hóa và nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân.
Có thể khẳng định, hệ thống CSVC văn hóa được quan tâm quy hoạch, đầu tư xây dựng đồng bộ, đã góp phần khắc phục tình trạng chênh lệch mức hưởng thụ văn hóa, thể thao giữa các vùng miền. Đồng thời, tạo cơ sở cho việc xây dựng đời sống văn hóa và triển khai hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.
Bài và ảnh: Bảo Ngọc
{name} - {time}
-
2024-12-11 16:04:00
Cải cách và hiện đại hóa quản lý nhà nước trong cắt giảm thủ tục hành chính
-
2024-12-11 15:02:00
Thủ tướng: Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam
-
2024-05-20 10:32:00
Bánh mì chấm sữa - Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
Truyền thông “Uống có trách nhiệm” khi tham gia giao thông
“Vinh quang Việt Nam” năm 2024 tôn vinh 20 tập thể, cá nhân xuất sắc
Nâng cao nhận thức về Đảng cho cán bộ, đảng viên, công nhân, người lao động
Thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
Đêm nhạc hội “Thanh niên công nhân - lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2024
Những người “gieo chữ” nơi cổng xứ Thanh - Bài cuối: Đất cằn nở hoa!
Gần 500 học sinh được nâng cao kiến thức phòng cháy, chữa cháy
Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Tư vấn và khám chuyên khoa cho nữ công nhân, lao động