(Baothanhhoa.vn) - Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật (TTPBPL) về an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về ATGT. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu năm học mới, vấn đề này đã được các trường học trong tỉnh đặc biệt quan tâm, thực hiện linh hoạt bằng nhiều hình thức.

Đa dạng hình thức tuyên truyền an toàn giao thông trong học sinh

Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật (TTPBPL) về an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về ATGT. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu năm học mới, vấn đề này đã được các trường học trong tỉnh đặc biệt quan tâm, thực hiện linh hoạt bằng nhiều hình thức.

Đa dạng hình thức tuyên truyền an toàn giao thông trong học sinhCông an phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa) tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT tại Trường THPT Lý Thường Kiệt (TP Thanh Hóa).

Buổi học ngày đầu tuần tháng 10/2024, tại Trường THPT Lý Thường Kiệt, TP Thanh Hóa càng trở nên ý nghĩa hơn khi trường được Sở Giáo dục và Đào tạo chọn làm điểm cầu trực tuyến, kết nối với các điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong toàn quốc về tổ chức lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về ATGT năm học 2024-2025. Tại buổi lễ, học sinh được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT đường bộ, văn hóa giao thông; ý thức và trách nhiệm của mỗi học sinh khi tham gia giao thông cũng như thông tin về tình hình tai nạn giao thông hiện nay, trong đó có nhiều trường hợp liên quan đến lứa tuổi học sinh.

Thầy giáo Lê Thanh Hà, Hiệu trưởng Trường THPT Lý Thường Kiệt, cho biết: Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, công tác TTPBPL về giao thông trong trường học luôn được nhà trường xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong mỗi học sinh. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, căn cứ hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động theo chủ đề hàng tuần, chuyên đề hàng tháng đến các khối lớp trong toàn trường.

Việc tuyên truyền được nhà trường thực hiện thường xuyên, bằng nhiều hình thức, như: yêu cầu học sinh viết bản cam kết thực hiện nghiêm pháp luật về trật tự ATGT có chữ ký của cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm; lồng ghép nội dung ATGT vào các môn học, bài học, các buổi sinh hoạt ngoài giờ. Đặc biệt với việc thực hiện hiệu quả mô hình cổng trường thanh niên tự quản đảm bảo trật tự ATGT và thường xuyên phối hợp với Công an phường Đông Sơn để tuyên truyền về ATGT, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cho học sinh. Từ những việc làm này, học sinh có ý thức hơn trong việc chấp hành việc đi đúng phần đường, không chở quá số người quy định, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông...

Cùng chung mục tiêu nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự, ATGT trong học sinh, ngay từ sau ngày khai giảng đến nay, Trường THPT Ngọc Lặc (Ngọc Lặc) cũng tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền pháp luật về ATGT cho học sinh. Thầy giáo Vũ Ngọc Liêm, Hiệu trưởng Trường THPT Ngọc Lặc, cho biết: Hàng ngày, ban giám hiệu kết hợp với đoàn thanh niên nhà trường thường xuyên kiểm tra việc tham gia giao thông của học sinh trước và sau khi tan học, những trường hợp vi phạm như không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, chở 3... được nhắc nhở và tùy mức độ nhà trường đều có hình thức kỷ luật kịp thời. Cùng với đó, tuyên truyền thông qua việc tích hợp vào các môn học, lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trong các cuộc thi đã thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh. Qua đó, góp phần giúp các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về pháp luật ATGT, từ đó xây dựng ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia giao thông đúng quy định, từng bước hạn chế, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự ATGT.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học sinh đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn tình trạng học sinh vi phạm như phóng nhanh, vượt ẩu, đánh võng, lạng lách, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô tham gia giao thông... Từ đó, đã có nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, để lại những hậu quả nặng nề đối với cá nhân các em, gia đình và xã hội. Riêng ở tỉnh ta, trong 9 tháng năm 2024 đã xảy ra 694 vụ tai nạn giao thông, làm chết 291 người, bị thương 597 người; trong đó, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh xảy ra 113 vụ, làm 48 người chết, 144 người bị thương (trong đó 21 học sinh chết, 103 học sinh bị thương). Bên cạnh đó, lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động cũng đã lập biên bản xử lý 88.425 trường hợp; trong đó xử phạt học sinh vi phạm 5.248 trường hợp, với số tiền 3,8 tỷ đồng... Do vậy, để học sinh nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về trật tự ATGT, rất cần sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên hơn nữa giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh.

Bài và ảnh: Trung Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]