(Baothanhhoa.vn) - Sở Y tế - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành công văn khẩn gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị y tế về việc triển khai một số biện pháp cấp bách trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19.

Triển khai một số biện pháp cấp bách trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19

Sở Y tế - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành công văn khẩn gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị y tế về việc triển khai một số biện pháp cấp bách trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19.

Triển khai một số biện pháp cấp bách trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19

The đó, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn (công lập và ngoài công lập) thực hiện việc tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 theo hướng dẫn tại Công văn số 630/SYT-NVY ngày 15-2-2022 về việc phân tuyến, phân tầng điều trị nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19; tuyệt đối không từ chối tiếp nhận người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng, nguy kịch nhiễm SARS-CoV-2 tới khám và điều trị.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tiếp nhận, điều trị người bệnh COVID-19 thuộc tầng 3 theo Quyết định số 4194/QĐ-UBND ngày 23-10-2021 của UBND tỉnh về việc sử dụng một phần Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa để thiết lập Cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19; Bệnh viện Phổi (Bệnh viện COVID-19 số 01) tập trung toàn bộ cơ sở vật chất, nhân lực cho việc điều trị bệnh nhân COVID-19, chỉ thực hiện mô hình “Bệnh viện tách đôi” khi số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát tốt và phải có ý kiến của Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh trước khi thực hiện.

Bệnh viện đa khoa các huyện, thị xã, thành phố xây dựng phương án khẩn trương củng cố các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu đặc biệt là máy thở, hệ thống ô-xy trung tâm, khí nén, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu; tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tiếp nhận, cách ly và điều trị người bệnh theo phương châm “4 tại chỗ”; bảo đảm đáp ứng về giường bệnh COVID-19 tại cơ sở thu dung, điều trị và giường hồi sức cấp cứu (ICU), sẵn sàng đảm bảo đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ cao nhất.

Bệnh viện đa khoa các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với TTYT các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên tập huấn và thực hiện phân loại, điều trị bệnh nhân COVID-19 theo mô hình tháp của Bộ Y tế cho cán bộ y tế tuyến xã tránh tình trạng dồn lên bệnh viện tuyến trên gây quá tải. Tuyệt đối không để tình trạng người dân xét nghiệm có kết quả dương tính mà không tiếp cận được dịch vụ y tế, không được cấp phát thuốc, không được quản lý, theo dõi sức khỏe. Đảm bảo không bỏ sót việc cung cấp oxy y tế, chuyển tuyến kịp thời cho người thuộc nhóm nguy cơ tăng nặng, tử vong, người khó tiếp cận khi theo dõi tại nhà.

Đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện:

Xây dựng, ban hành phương án theo dõi, quản lý người nhiễm COVID- 19 (F0) tại nhà trong đó thường xuyên cập nhật các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế (trong trường hợp đã ban hành phương án cần rà soát cập nhật bổ sung các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế nêu trên); sau khi phê duyệt cần tổ chức tập huấn, chuẩn bị các điều kiện và quyết định triển khai phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương theo Thông báo số 121-TB/VPTU ngày 26-1-2022 của Văn phòng Tỉnh ủy về việc thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21-8-2021 về việc Ban hành Hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch COVID-19 khẩn trương triển khai thành lập trạm y tế lưu động tại tất cả các xã, phường, thị trấn; Tùy theo tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, mỗi xã/phường/thị trấn có thể thiết lập một hoặc nhiều trạm y tế lưu động, đảm bảo mỗi cụm dân cư có khoảng 50-100 trường hợp nhiễm COVID-19 được cách ly tại nhà thì có một trạm y tế lưu động. Mỗi trạm y tế lưu động có tối thiểu 5 nhân viên y tế, trong đó có ít nhất 1 bác sỹ phụ trách, còn lại là điều dưỡng và các nhân viên y tế khác; có tối thiểu 1 nhân viên y tế nắm rõ địa bàn dân cư được giao. Ngoài nhân viên y tế trong biên chế, có thể huy động sự tham gia của đội ngũ y tế tư, nhân viên y tế đã nghỉ hưu trên địa bàn. Trong trường hợp nguồn nhân lực y tế tại địa phương không đáp ứng đủ, huy động thêm nhân viên y tế và các tình nguyện viên từ địa phương khác. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm huy động thêm các nhân lực khác trên địa bàn, như Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên phường, tổ dân phố... để tham gia hỗ trợ nhân viên y tế về dẫn đường, trực điện thoại, kết nối với các hộ gia đình và các hoạt động cần thiết khác của Trạm y tế lưu động.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]