Chuyện những người đón tết muộn
Giao thừa là thời khắc thiêng liêng mở đầu một năm mới, trong khi mọi người, mọi gia đình đều sum họp, quây quần bên nhau cùng tận hưởng niềm vui đoàn viên thì nhiều người đã gác lại niềm vui riêng, miệt mài với công việc thầm lặng của mình để Nhân dân vui tết, đón xuân được trọn vẹn.
Lực lượng cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ trên tuyến Quốc lộ 1A.
Theo chân những chiến sĩ Cảnh sát Cơ động trong ca tuần tra vũ trang đêm vào những ngày giáp tết, chúng tôi mới cảm nhận được những khó khăn, vất vả thầm lặng mà các anh đã và đang từng ngày trải qua. Là đơn vị cơ động nhanh, luôn sẵn sàng thường trực chiến đấu nên tết năm nào cũng vậy, lực lượng cảnh sát cơ động luôn trực chiến tại đơn vị 100% quân số. Để bảo đảm tốt an ninh trật tự (ANTT), hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động đã phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành tuần tra vũ trang các tuyến đường trọng điểm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm. Thiếu tá Nguyễn Quốc Quân, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát Cơ động chia sẻ: "Bản thân tôi cũng như cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị luôn xác định tinh thần cao nhất, sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ. Nhiều năm tuần tra bảo đảm ANTT trong thời khắc giao thừa, nhìn mọi người vui vẻ, bình yên, hạnh phúc bên gia đình là anh em chúng tôi cũng thấy yên lòng".
Cũng như các cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát cơ động, đã 4 năm nay kể từ khi được điều động về đảm nhiệm chức danh Phó trưởng Công an xã Cẩm Long (Cẩm Thủy), Đại úy Cao Thị Thủy đã đón 4 cái tết cùng người dân xã Cẩm Long. Ngay trong những ngày tết này, chị vẫn thường xuyên bám tuyến, bám địa bàn cơ sở, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trực tiếp đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống pháo nổ; nêu cao tinh thần cảnh giác trước thủ đoạn hoạt động của tội phạm. Công việc dẫu bận rộn, nhưng chị vẫn cảm thấy hạnh phúc vì đã góp một phần công sức của mình cho sự bình yên của quê hương. Đại úy Cao Thị Thủy chia sẻ: "Tết đến, xuân về ai cũng muốn được sum vầy cùng gia đình, người thân. Mặc dù nhiều năm không được đón giao thừa cùng với gia đình, nhưng bản thân tôi luôn cảm thấy hạnh phúc và tâm niệm một điều, đã công tác trong lực lượng công an Nhân dân thì phải toàn tâm, toàn ý với công việc, sẵn sàng phục vụ Nhân dân một cách vô điều kiện".
Tết của những người lính biên phòng thật đơn giản nhưng nồng ấm tình đồng chí, đồng đội. Thiếu tá Nguyễn Văn Thiện, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Tam Chung chia sẻ: “Để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc và đấu tranh hiệu quả với tội phạm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, đơn vị đã bố trí 5 tổ công tác với 10 đồng chí cán bộ, chiến sĩ xuống các bản ăn tết cùng với bà con để nắm tình hình địa bàn. Đồng thời, hằng ngày Đồn Biên phòng Tam Chung đã phối hợp với các lực lượng chức năng thành lập 3 tổ chốt chặn khu vực biên giới, đường mòn lối mở nhằm đấu tranh với các hoạt động xuất nhập cảnh trái phép trên địa bàn. Bên cạnh việc đảm bảo công tác tuần tra, canh gác, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Chung cũng trang trí đồn, tổ chức lễ hội bánh chưng xanh, sửa soạn để cán bộ, chiến sĩ đón một cái tết đầm ấm nơi biên cương”.
Đối với những người gắn bó với nghề quét và thu gom rác thải, đêm giao thừa với họ lại vất vả hơn nhiều so với ngày thường. Đã 10 năm công tác trong nghề, cũng là chừng ấy năm chị Nguyễn Thị Trang, công nhân môi trường thuộc Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa đón giao thừa trên các tuyến phố. Có chút đượm buồn trong ánh mắt khi nói về ngày tết, chị Trang chia sẻ: "Tết năm nào cũng vậy, từ ngày 23 âm lịch, ngày cúng ông Táo đến tận sáng mùng 1 tết là khối lượng rác thải trên địa bàn thành phố tăng gấp 3 - 4 lần so với những ngày trong năm. Bởi, đặc thù công việc là phải luôn túc trực ngoài đường để đảm bảo vệ sinh môi trường. Những ngày cuối năm, lượng rác tăng, chị cùng đồng nghiệp phải tăng thêm ca, kíp, hết rác mới về. Có những đêm 30 người dân vẫn dọn nhà, lúc ấy mình phải làm đến sáng mùng 1 tết, khi phố phường sạch sẽ, không tồn đọng rác mới có thể trở về nhà".
Đối với người thầy thuốc, động lực sau những đêm trực dài hay những cái tết không có thời gian để sum vầy với gia đình là những ca mổ cấp cứu, là cái bắt tay cảm ơn thật chặt của người nhà bệnh nhân khi người thân của mình đã qua cơn nguy kịch... Bác sĩ Lê Ngọc Sơn, Phó khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ: “Với các y, bác sĩ, ngày tết cũng như ngày thường, thậm chí những ngày trực tết, công việc còn áp lực hơn, phải làm việc nhiều hơn vì mọi người chia nhau để nghỉ tết. Với bệnh nhân, có thể họ chỉ phải đón giao thừa ở bệnh viện một lần nhưng với y, bác sĩ thì gần như là chuyện thường xuyên. Lúc nào chúng tôi cũng có mặt tại bệnh viện, sẵn sàng chăm lo sức khỏe người bệnh”.
Những năm qua, năm nay và cả sau này nữa, những chiến sĩ cảnh sát cơ động, công nhân vệ sinh môi trường, các y, bác sĩ... vẫn phải đón tết muộn. Cái tết đến với họ muộn hơn so với mọi người nhưng luôn tràn đầy ý nghĩa vì họ đã và đang góp phần dệt nên những mùa xuân bình yên và trọn vẹn.
Bài và ảnh: Quốc Hương
{name} - {time}
-
2024-12-22 17:47:00
Cầu nối thông tin hữu ích ở các xã vùng “sáu Thanh”
-
2024-12-22 16:30:00
Nghị quyết số 18-NQ/TW - Tiền đề xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả (Bài 1): Chủ trương lớn, quyết tâm cao
-
2024-02-06 09:34:00
Mưu sinh ở chợ đầu mối lớn nhất xứ Thanh ngày cận Tết
Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa chủ động chống gian lận thương mại dịp tết
“Xuân ấm áp - Tết đoàn viên” cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa
Rực rỡ phụ kiện trang trí Tết Giáp Thìn 2024
Giữ chân nhân tài: không thể chỉ dựa vào đãi ngộ
Các địa phương huyện Yên Định gặp gỡ động viên thanh niên trước ngày lên đường nhập ngũ
“Vua cây cảnh” đất Hợp Lý
Xây dựng tổ chức hội vững mạnh “3 có, 3 biết”
Khai mạc Triển lãm sách, báo Xuân Giáp Thìn 2024
Hội Khuyến học Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh trao hỗ trợ cho học sinh, sinh viên